Đánh răng thường xuyên để ngăn ngừa viêm nướu
Đánh răng 2 lần/ngày để ngăn ngừa viêm nướu
Các nguyên nhân gây viêm nướu
Viêm nướu thường xảy ra do vệ sinh kém, làm mảng bám tích tụ ở nướu và răng. Mảng bám tích tụ nhiều ở răng gây cao răng, dẫn đến viêm nướu.
Ngoài ra, thiếu hụt vitamin B12 và vitamin C có thể gây sưng nướu. Lý do là vitamin C có tác dụng duy trì, phục hồi nướu và răng. Còn vitamin B12 ngăn ngừa sâu răng và viêm nướu răng, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san International Journal of Clinical Pediatric Dentistry.
Trong thời gian mang thai, nướu bị sưng là tình trạng khá phổ biến vì nồng độ nội tiết tố tăng cao trong c,ơ th.ể làm tăng lưu lượng m.á.u trong nướu. Điều này gây ra kích ứng ở nướu, dẫn đến viêm sưng. Nội tiết tố thay đổi cũng cản trở khả năng chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu của c,ơ th.ể, làm tăng cơ hội phát triển viêm nướu, theo nghiên cứu ở các thai phụ được đăng trên chuyên san Dental Research Journal.
Nhiễm trùng do vi rút và nấm cũng gây ra sưng nướu. Bệnh herpes do loại herpes miệng (HSV1) và tưa miệng là những bệnh nhiễm trùng gây ra sưng nướu.
Các triệu chứng sưng nướu gồm: chảy m.á.u nướu răng, đau, hôi miệng, nướu đỏ sưng viêm và làm thưa răng.
Điều trị nướu bị sưng: Đến nha sĩ nếu nướu bị sưng hơn 2 tuần. Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến nướu bị sưng, nha sĩ có thể kê toa nước súc miệng hỗ trợ ngăn ngừa viêm nướu và giảm mảng bám. Phẫu thuật có thể được cân nhắc trong trường hợp viêm nướu nặng.
Các biện pháp hỗ trợ chữa viêm nướu
Súc nước muối: Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san PLOS One, súc nước muối giúp làm dịu và chữa lành viêm nướu. Muối có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, giúp làm giảm vi khuẩn trong nướu răng. Cách làm: Hòa 1 muỗng muối vào 1 ly nước ấm. Súc miệng bằng nước muối trong 30 giây. Nhổ ra và lặp lại 2 - 3 lần/ngày.
Nghệ: Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san National Journal of Maxillofacial Surgery, củ nghệ chứa hợp chất curcumin, có đặc tính chống ô xy hóa và kháng viêm, giúp ngăn ngừa sự phát triển của mảng bám. Cách làm: Sau khi đ.ánh răng và súc miệng, hãy thoa nghệ lên nướu. Để vậy trong khoảng 10 phút. Sau đó, súc miệng để rửa sạch nghệ.
Nha đam (lô hội): Nghiên cứu trên chuyên san Journal of Clinical and Experimental Dentistry cho thấy nha đam giúp điều trị nướu bị sưng hiệu quả. Cách làm: Dùng nước súc miệng nha đam 2 lần/ngày trong suốt 10 ngày.
Chườm nước lạnh và ấm giúp giảm đau và sưng nướu răng. Cách làm: Ngâm khăn trong nước ấm, vắt nước và nhẹ nhàng chườm lên mặt gần khu vực nướu bị sưng. Hoặc lấy khăn bọc một túi nước đá và chườm lên vùng bị đau.
Tinh dầu: Theo một nghiên cứu được đăng trên chuyên san European Journal of Dentistry, tinh dầu trà bạc hà, dầu húng tây, dầu cây chè có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong miệng. Cách làm: Hòa 3 giọt tinh dầu với vài giọt nước ấm. Súc miệng trong 30 giây, rồi nhổ ra. Lặp lại 2 lần/ngày.
Một số loại thảo mộc và gia vị như bột đinh hương và bột nghệ điều trị viêm nướu và đau do đặc tính kháng khuẩn cũng như chống viêm của chúng, theo chuyên san Journal of Intercultural Ethnopharmacology. Cách làm: Hòa bột đinh hương hoặc bột nghệ với ít nước ấm để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa trực tiếp lên nướu và để trong vài phút, sau đó súc miệng bằng nước.
Theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Journal of Indian Society of Periodontology, trà đen chứa chất làm se tannin bảo vệ răng, giảm kích ứng của nướu bị sưng. Trong khi đó, trà gừng và trà hoa cúc có đặc tính kháng viêm. Cách làm: Nhúng túi trà vào nước sôi, ngâm trong 5 phút. Khi túi trà bớt nóng, áp trực tiếp lên chỗ sưng trong ít nhất 5 phút.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2575124