Đằng sau mỗi đứa trẻ tự giác là một người mẹ biết cách kiên nhẫn chờ đợi

16:00' 09-06-2021
Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ chỉ nên đóng vai trò là người đồng hành ăn ý chứ không phải là người chỉ huy và bắt trẻ răm rắp nghe theo.


    Rất nhiều phụ huynh thường than phiền rằng con họ lúc nào cũng rề rà, làm việc gì cũng chậm chạp, nếu không liên tục thúc giục thì đứa trẻ sẽ mắc lỗi và gây ra nhiều phiền phức.

    Tuy nhiên, cũng có nhiều đứa trẻ lại có khả năng tự giác rất cao. Những đứa trẻ này biết được mình cần phải làm việc gì, phải chuẩn bị ra sao và phụ huynh chẳng mấy khi lo lắng trở thành "cái máy phát thanh" lúc nào cũng bên cạnh để nhắc nhở. Vì sao có sự khác biệt như vậy?

    Đằng sau mỗi đứa trẻ tự giác là một người mẹ biết chờ đợi, nghe đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được - Ảnh 1.

    Một người mẹ đã chia sẻ kinh nghiệm của mình và cho biết, cô đã trị được tính lề mề của con mình, giúp con học cách tự giác chỉ nhờ vào một việc duy nhất chính là chờ đợi.

    Trước đây mỗi sáng thức dậy, chị Quý và đứa con gái 6 tuổi luôn đánh vật với thời gian để kịp giờ đến trường. Đứa trẻ làm việc gì cũng chậm chạp, từ giường bước ra toilet để đánh răng và đi vệ sinh cũng mất đến 15 phút và phải chị Quý phải luôn mồm thúc giục.

    Lần nào cũng vậy, khi hai mẹ con đến được trường học cũng là sát nút giờ điểm danh. Trong khi chị Quý ngày nào cũng căng thẳng hối con nhanh lên thì con gái chị vẫn cứ bình chân như vại, chẳng chút lo lắng gì. 

    Cho đến một ngày, chị Quý quyết định không thể để tình trạng như thế tiếp diễn nữa. Chị nói với con gái: "Kể từ ngày mai, mẹ chỉ nhắc con về thời gian. Mọi việc chuẩn bị là do con tự làm, mẹ sẽ không hối con nữa. Có kết quả thế nào thì con tự chịu lấy nhé!"

    Đằng sau mỗi đứa trẻ tự giác là một người mẹ biết chờ đợi, nghe đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được - Ảnh 2.

    Sáng hôm sau, như thường lệ, đứa trẻ thức dậy muộn và lề mề mãi cũng chưa chịu đi rửa mặt, ăn sáng. Dù rất bức bối nhưng chị Quý cố gắng kiềm chế lại và không nói một lời hối thúc nào. Chị nhắc con gái: "Đúng 7 giờ thì hai mẹ con phải ra khỏi nhà thì mới kịp giờ học. Con tự chuẩn bị nhé!"

    Ngày hôm đó, con gái chị Quý đến trường muộn mất 15 phút và cô bé bị giáo viên chủ nhiệm phê bình trước lớp. Đến giờ tan học được mẹ đón về, cô bé đã ôm mẹ khóc ấm ức, nói rằng tại mẹ khiến cô bé trễ giờ và bị cô giáo la.

    Vài ngày tiếp theo, tình trạng đi trễ tiếp diễn. Con gái chị Quý trở về nhà đều rất buồn vì bị cô giáo phê bình liên tục nhiều ngày.

    Và rồi đến một buổi sáng, khi chuông báo thức vừa kêu lên, đứa trẻ bắt đầu ngoan ngoãn thức dậy, tự động đánh răng, tự giác vào bàn ăn sáng và sửa soạn áo quần đi học. Chị Quý không cần phải nhắc nhở hay thúc giục, la mắng bất cứ một câu nào nữa.

    Đằng sau mỗi đứa trẻ tự giác là một người mẹ biết chờ đợi, nghe đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được - Ảnh 3.

    Thực tế cho thấy, muốn rèn được tính tự giác cho con, việc đơn giản nhất mà phụ huynh nên làm chính là biết cách kiên nhẫn chờ đợi. Chúng ta chỉ nên đóng vai trò là người đồng hành ăn ý chứ không phải là người chỉ huy và bắt trẻ răm rắp nghe theo. Chỉ bằng cách này, trẻ em mới có thể học cách chịu trách nhiệm với bản thân.

    Trong cuộc sống hàng ngày, thay vì suy nghĩ phải giúp con lo lắng, chuẩn bị hết tất cả mọi thứ thì phụ huynh hãy học cách buông bỏ bớt trách nhiệm, nhường lại quyền quyết định này cho con và kiên nhẫn chờ con làm theo cách của mình. Chẳng hạn như việc trẻ ăn gì, mặc đồ thế nào, hoặc một số khía cạnh riêng tư khác của con, hãy để cho con được tự lên kế hoạch thực hiện.

    Tâm lý làm bố mẹ luôn sợ con cái mắc lỗi hoặc cảm thấy con làm gì cũng chậm, cũng chưa đủ tốt sẽ khiến cho đứa trẻ không có cơ hội để va chạm với thực tế và càng không thể học hỏi kinh nghiệm từ sai lầm. Cuối cùng chỉ khiến cho con lệ thuộc nhiều hơn vào bố mẹ, không được nhắc nhở thì chẳng thể làm được việc gì.

    Đằng sau mỗi đứa trẻ tự giác là một người mẹ biết chờ đợi, nghe đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được - Ảnh 4.

    Đối với trẻ em, tính tự giác cũng quan trọng như sự tập trung, nếu không có khả năng tự chủ và quản lý bản thân tốt thì khó có thể hoàn thành mục tiêu do bản thân đặt ra. Và chỉ khi trẻ có thể cảm thấy rằng chúng có thể tự kiểm soát cuộc sống của mình, chúng sẽ ngày càng tự kỷ luật hơn thay vì đặt trách nhiệm cuộc sống lên bố mẹ hoặc người khác. 

    Để làm được việc này, điều đầu tiên hết là bố mẹ phải học cách giảm bớt lo lắng của mình lại. Trong hầu hết các trường hợp, việc mất kiểm soát của bố mẹ bắt nguồn từ sự lo lắng của chính họ chứ không phải từ đứa trẻ.

    Bên cạnh đó, phụ huynh nên lắng nghe những kỳ vọng của con mình nhiều hơn. Phụ huynh có thể quan sát hoặc hỏi xem trẻ thích gì và sẵn sàng học gì, đồng thời làm theo nhịp độ của trẻ, thay vì trở thành người chỉ huy tùy tiện.

    Cuối cùng, hãy từ bỏ việc trở thành một phụ huynh hoàn hảo. Chưa bao giờ có người hoàn hảo nên sẽ không thể có bố mẹ nào hoàn hảo. Dù có đi chăng nữa thì điều đó cũng có nghĩa là chúng ta phải tước đi của đứa trẻ một khả năng khác. Ví dụ, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng đối phó với thất bại, đảo ngược tình huống trong nghịch cảnh.

    Bố mẹ cần hiểu rằng chúng ta có thể là người cố vấn cho cuộc sống của con, là người bạn đồng hành trong quá trình trưởng thành của con. Tuy nhiên, bố mẹ sẽ không thể can thiệp vào định hướng cuộc sống của chúng mà phải cho phép con được quyền lớn lên theo cách mà chúng muốn.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Bardo Le Noureddine Lawyers Vùng: Footscray. Phone: 7008 5084
Xem thêm

Article sourced from AFAMILY.

Original source can be found here: http://afamily.vn/dang-sau-moi-dua-tre-tu-giac-la-mot-nguoi-me-biet-cho-doi-nghe-don-gian-nhung-khong-phai-ai-cung-lam-duoc-20210608120321265.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ