Cùng vợ vào phòng sinh, anh chồng trẻ cả năm bỏ luôn chuyện ân ái

03:00' 30-10-2021
Người vợ cũng không ngờ việc để chồng cùng vào phòng đẻ lại gây ra hậu quả lớn như vậy.


    Ngày nay, nhiều bệnh viện cho người nhà sản phụ cùng vào phòng sinh và không ít bà mẹ chọn chồng làm người đồng hành cùng mình trong lúc “vượt cạn”. Tuy nhiên thực tế không phải ông chồng nào cũng phù hợp với việc vào phòng sinh cùng vợ và đương nhiên việc "vượt cạn có đôi" nên thực hiện trên cơ sở tự nguyện của cả hai. Người vợ dưới đây đã phạm sai lầm khi ép chồng cùng vào phòng đẻ với mình. 

    Tiểu Giang (27 tuổi, sống tại Phúc Kiến, Trung Quốc) và chồng là một cặp đôi từ khi còn học đại học. Hai người yêu nhau 5 năm rồi đi tới hôn nhân. Cách đây 1 năm, Tiểu Giang vừa hạ sinh quý tử đầu lòng khiến hai bên gia đình đều vô cùng hạnh phúc. Vậy nhưng cuộc hôn nhân của cặp vợ chồng trẻ lại đang có vấn đề bởi chính ca sinh này. 

    Chuyện là Tiểu Giang thường xuyên xem trên mạng những đoạn video chồng cùng vợ vào phòng sinh và có hành động an ủi rất ngọt ngào, xúc động. Vì vậy khi bầu đến tháng cuối, cô đã nhiều lần đề cập chuyện "vượt cạn có đôi" với chồng. Vậy nhưng dù ông xã bình thường rất cưng chiều Tiểu Giang nghe lời yêu cầu đó lại không đồng ý. Anh cho biết mình sợ máu và mùi cồn nên không dám vào mà sẽ đợi cô bên ngoài. Tiểu Giang nghe vậy thì giận dỗi, khó chịu nhiều ngày trời. Cuối cùng ông xã vì chiều lòng vợ bầu nên đành đồng ý. 

    Chồng trẻ cả năm trốn chuyện ân ái, vợ amp;#34;tức sôi máuamp;#34; khi anh thỏ thẻ thú nhận - 1

    Cảnh vợ sinh nở khiến anh chồng mặt tái mét rồi chạy ra ngoài nôn. (Ảnh minh họa)

    Đến ngày lâm bồn, ông xã Tiểu Giang ban đầu cũng ở bên nắm tay, lau mồ hôi và động viên cô hết sức tình cảm. Vậy nhưng đến khi em bé ló đầu ra khỏi cơ thể mẹ, bác sĩ gọi anh xuống nhìn thì ông bố trẻ bắt đầu tái mét mặt, sau đó chạy ra ngoài nôn thốc nôn tháo.

    Không chỉ vậy, sau sinh chồng Tiểu Giang luôn chăm sóc chu đáo cho hai mẹ con nhưng lại tránh hoàn toàn chuyện "chăn gối" với vợ. Những tháng đầu, anh lấy lý do không muốn phiền hai mẹ con nghỉ ngơi để ngủ riêng. Đến khi con được 6 tháng, Tiểu Giang nhiều lần "ý tứ" với chồng về chuyện quay lại phòng ngủ chung để sinh hoạt vợ chồng nhưng anh cố tính tỏ ra không hiểu hoặc lạnh nhạt từ chối. Ban đầu Tiểu Giang thấy khó hiểu nhưng sau đó bắt đầu tức giận, nghi ngờ chồng có nhân tình nên vợ chồng xảy ra cãi vã. Thấy vợ làm căng, ông xã mới thỏ thẻ thú nhận màn sinh nở của Tiểu Giang đã gây ra ám ảnh tâm lý với anh, khiến anh sợ hãi không dám "đụng chạm" đến cô nữa. 

    Chồng trẻ cả năm trốn chuyện ân ái, vợ amp;#34;tức sôi máuamp;#34; khi anh thỏ thẻ thú nhận - 2

    Ám ảnh tâm lý khiến anh chồng lạnh nhạt chuyện "chăn gối" với vợ. (Ảnh minh họa)

    Tiểu Giang nghe xong càng "tức sôi máu" hơn vì nghĩ chồng không thương vợ, không có hiểu biết về chuyện sinh con của phụ nữ nhưng cô cũng không ngờ việc mình ép chồng cùng vào phòng sinh lại gây ra rắc rối lớn đến vậy. Hiện tại cô đang tìm hiểu các bác sĩ tâm lý để có thể đưa chồng đi điều trị. 

     Những người như thế nào không nên cùng sản phụ vào phòng sinh?

    1. Tính cách cục cằn, không kiềm chế được cảm xúc của bản thân

    Dù là mẹ hay chồng, nếu một trong hai bên có tính cách cục cằn, không kiềm chế được cảm xúc của bản thân thì không nên cùng sản phụ vào phòng sinh. Xét cho cùng, sinh nở là một quá trình rất dài, cơn đau đẻ có thể khiến người mẹ không làm chủ được bản thân, có những hành vi quá khích, lời lẽ khó nghe. Nếu người đồng hành cũng không kiểm soát được cảm xúc của mình thì hai bên rất dễ xảy ra cãi vã, gây ảnh hưởng tới việc sinh nở.

    2. Trong mắt chỉ có con, không để ý đến cảm xúc của người mẹ

    Nếu để thành viên có tâm lý như vậy cùng vào phòng sinh thì người đó không những không giảm bớt gánh nặng cho sản phụ mà còn tăng thêm áp lực tâm lý cho người mẹ. Suy cho cùng, mục đích cho người nhà sản phụ cùng vào phòng sinh không phải là để người ấy quan sát cách đứa trẻ chào đời mà là để chăm sóc, an ủi cảm xúc của người mẹ. Vì vậy, nếu người đồng hành chỉ chú ý tới đứa trẻ thì sẽ gây ra một cú sốc tâm lý nhất định cho sản phụ, đồng thời gây ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình sinh nở.  

    3. Sợ máu, nhút nhát 

    Qúa trình sinh nở sẽ có rất nhiều máu, nên những người sợ máu không nên cùng sản phụ vào phòng sinh. Nếu cứ cố chấp đi vào thì người ấy rất dễ bị ngất xỉu. Lúc này, bác sĩ vừa phải chăm sóc cho người nhà sản phụ vừa phải đỡ đẻ, có thể làm tăng độ khó sinh.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Luật sư - Trạng sư?

Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/cuoc-song-me-bau/bi-vo-ep-vao-phong-sinh-cung-chong-lanh-nhat-ca-nam-sau-sinh-ngu-rieng-tron-chuyen-chan-goi-c292a495481.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ