Cứ tỉnh giấc vào đúng “khung giờ” này, coi chừng sức khỏe bạn đang báo động đỏ
Giấc ngủ là một phần quan trọng trong cuộc sống và sức khỏe. Theo tiến sĩ Jose Colon (Hoa Kỳ), việc tỉnh giấc 4-6 lần mỗi đêm là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu đêm nào bạn cũng tỉnh giấc vào một khung giờ giống hệt nhau, khiến bạn cảm thấy uể oải, thiếu sức sống vào sáng hôm sau thì hãy cẩn thận bởi đó hoàn toàn có thể là dấu hiệu bệnh.
Khung giờ mắc bệnh của các cơ quan nội tạng.
Bright Side cũng chỉ ra rằng, mỗi một khung giờ tỉnh dậy lại ẩn chứa một điều "bí mật" khác nhau về sức khỏe, cụ thể như sau:
21h – 23h: Mắc bệnh tuyến giáp
Giấc ngủ được "lập trình" như sau: Khi con người chìm vào giấc ngủ, hệ thống nội tiết của chúng ta tự cân bằng lại, các mạch máu hoạt động mạnh hơn. Chính vì vậy khi có bất cứ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến hệ thống miễn dịch, tuyến giáp, tuyến thượng thận hoặc quá trình trao đổi chất thì cơ thể bạn sẽ bỗng dưng trở nên tỉnh táo hơn vào khoảng thời gian này.
Việc tỉnh dậy đều đặn vào khung giờ 21h-23h là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.
Không những thế, việc tỉnh dậy đều đặn vào khung giờ 21h-23h cũng có thể là một dấu hiệu của sự lo lắng, căng thẳng quá mức trong ngày. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn nên tập thiền, tập yoga hoặc tập các bài tập căng cơ trước khi đi ngủ.
23h-1h: Túi mật có vấn đề
Túi mật là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra, vô cùng cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ, phân hủy tất cả chất béo đã tiêu thụ trong ngày. Nếu ngày nào bạn cũng tỉnh dậy vào lúc 23h-1h sáng, rất có thể bạn đã có sỏi mật hoặc một căn bệnh nào đó liên quan đến túi mật.
Không những thế, những cảm xúc như thất vọng, tức giận, sợ hãi… cũng có thể gây hại cho túi mật. Bạn nên điều chỉnh lại lượng chất béo và loại dầu ăn của mình.
1h-3h sáng: Gan bị tổn thương
1h-3h sáng là khoảng thời gian cơ thể đang thực hiện chức năng tự làm sạch, loại bỏ các chất thải từ máu và các mô khác. Thế nhưng, nếu đêm nào bạn cũng tỉnh giấc vào thời điểm này, rất có thể gan của bạn có quá nhiều độc tố cần xử lý.
Đêm nào bạn cũng tỉnh giấc vào thời điểm 1h-3h sáng, rất có thể gan của bạn đã có vấn đề.
Ngoài ra, điều này cũng xuất phát từ những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thất vọng, tội lỗi… hãy giải quyết hoàn toàn những cảm xúc này để có thể trở lại giấc ngủ ngon.
3h-5h sáng: Phổi đã bị suy yếu
Phổi là một bộ phận trong cơ thể với vai trò chính là trao đổi các khí - đem ôxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Việc tỉnh dậy vào lúc 3h-5h sáng mỗi ngày kèm các triệu chứng như ho, hắt hơi, nghẹt mũi thì rất có thể phổi của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Bạn nên tập một số bài tập thở để có giấc ngủ tốt hơn.
Bạn nên tập một số bài tập thở để có giấc ngủ tốt hơn.
5h-6h sáng: Ruột già có vấn đề
Thời điểm 5h-6h sáng mỗi ngày, năng lượng sẽ tập trung ở khu vực ruột già để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu cơ quan này gặp vấn đề, bạn sẽ tỉnh giấc đều đặn vào lúc 5h-6h sáng, gây ra táo bón, tăng cân hoặc lão hóa sớm.
Thời điểm 5h-6h sáng mỗi ngày, năng lượng sẽ tập trung ở khu vực ruột già để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
Để ruột già hoạt động tốt và điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, bạn nên tập bài tập căng cơ bắp, uống nhiều nước sau khi thức dậy. Nếu đã điều chỉnh thói quen sinh hoạt mà giấc ngủ vẫn bị gián đoạn, bạn hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám cặn kẽ hơn.
Những lưu ý để có một giấc ngủ sâu hơn:
- Tắt hết đèn khi ngủ.
- Không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
- Chọn đúng tư thế ngủ.
- Ăn thực phẩm tốt cho giấc ngủ: Đậu nành, thực phẩm giàu chất xơ, cá, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, chuối…
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from AFAMILY.
Original source can be found here: http://afamily.vn/dem-nao-cung-tinh-giac-vao-dung-khung-gio-nay-thi-coi-chung-gan-phoi-ruot-cua-ban-da-mac-trong-benh-cang-de-lau-cang-kho-chua-20191230201603101.chn