Chuột túi từng sống trên cây?
Vào năm 2002, nhà khoa học Natalie Warburton thuộc Đại học Murdoch (Perth) và cộng sự Gavin Prideaux thuộc trường Flinders (Adelaide) đã khai quật hài cốt của "biểu tượng nước Úc" - hai con chuột túi, một đực một cái, tại hang động Thylacoleo ở Nullarbor Plain, Tây nam nước Úc.
Theo nghiên cứu, bộ xương đó thuộc loài chuột túi đã tuyệt chủng cách đây khoảng 40.000 năm - một trong nhiều loài động vật thân lớn đã bị xóa sổ tại thời điểm đó. Hiện tại, hai nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu sâu hơn về tập tục sống và cách di chuyển của loài chuột túi này.
Theo Warburton: "Bộ hóa thạch này có những ngón tay và ngón chân dài bất thường kèm theo móng vuốt dài và cong, khác hẳn với những loài chuột túi thông thường."
Hình ảnh những ngón tay dài bất thường của bộ hóa thạch chuột túi này
Từ các đặc điểm bất thường đó, hai nhà nghiên cứu sinh đồng thời có thể xác định rằng loài chuột túi này có cơ tay đủ mạnh để nâng và giữ toàn bộ trọng lượng cơ thể như loài khỉ. Ngoài ra, với chiếc cổ dài, chúng sẽ linh hoạt hơn so với bất kỳ loài chuột túi nào khác, đồng thời sẽ giúp ích trong việc xoay đầu theo các hướng khác nhau trên cành cây.
Giới khoa học nghi ngờ rằng loài chuột túi này là loài vừa sống trên cây lẫn trên mặt đất (semi-arboreal). Theo Warburton, "Trong khi leo trèo, chúng di chuyển hệt một con koala nhưng với thân người to đùng như loài linh trưởng và cái đuôi nặng nề của loài chuột túi."
Việc xuất hiện những biến đổi bất thường như này, thường lý do nổi bật nhất là sự khác biệt của môi trường sống trong hai thời đại cách biệt đến vậy.
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from soha.vn.