Cha mẹ quá bảo bọc không thể nuôi dạy con cái độc lập
- Cha mẹ của đứa trẻ có học vấn cao.
- Cha mẹ của đứa trẻ có địa vị xã hội và tài chính mạnh.
- Người mẹ sinh con đầu lòng từ 30 tuổi trở lên.
- Có rất nhiều sách ở nhà, cha mẹ là người yêu thích việc đọc sách.
- Trẻ có đầy đủ cả cha lẫn mẹ.
- Cha mẹ chuyển nhà tới một nơi tốt hơn.
- Người mẹ ở nhà nội trợ sau khi con cái chào đời và trước khi trẻ học mẫu giáo.
- Cha mẹ đọc cho con nghe mỗi ngày.
Nghiên cứu này cũng chứng minh một sự thật quan trọng đó là “cha mẹ là người như thế nào” quan trọng hơn nhiều so với “cha mẹ làm gì cho con cái”.
Bạn muốn con mình trở thành người như thế nào, bản thân bạn phải trở thành người như vậy. Thay vì cố gắng thay đổi con cái, cha mẹ hãy thay đổi bản thân mình trước.
1. Cha mẹ quá bảo bọc không thể nuôi dạy con cái độc lập
Có nhiều cha mẹ sợ con mình vất vả, sợ thiệt thòi, thua kém bạn bè nên chủ động loại bỏ mọi trở ngại trong cuộc sống, hy sinh cả bản thân mình.
Không khó để nhận thấy trong cuộc sống có những đứa trẻ được mẹ chăm sóc từng li từng tí. Ngay cả khi con cái đã lớn, người mẹ vẫn giúp con mặc quần áo, cho ăn, tắm rửa, dọn dẹp phòng…, hầu như không để con đụng vào bất cứ thứ gì trong nhà.
Cha mẹ làm thay con tất cả mọi thứ với danh nghĩa yêu thương con. Thế nhưng, đây thực chất còn là một hành động ích kỷ và ham muốn kiểm soát con cái về mặt tình cảm.
Trẻ em lớn lên theo từng giai đoạn, khi chúng có thể tự đi lại, điều cha mẹ cần làm là quan sát đề phòng con gặp nguy hiểm. Đây cũng là lúc ý thức tự chủ của trẻ hình thành, chúng thấy mình là một cá thể độc lập. Điều trẻ cần là không gian tự do để khám phá mọi thứ chứ không phải là sự kiểm soát của cha mẹ.
Đặc biệt sau khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, ý thức tự chủ của trẻ không ngừng được củng cố. Tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đang tước đi quyền tự chủ của trẻ, khiến chúng không thể trải nghiệm niềm vui khi hoàn thành một việc một cách độc lập.
Vì vậy, bạn sẽ thấy rằng ở tuổi vị thành niên, cha mẹ càng muốn gần con thì con càng muốn trốn tránh.
Cha mẹ hy sinh quá nhiều vì con cái, tưởng rằng con sẽ biết ơn mình nhưng thực tế lại khiến trẻ nảy sinh tâm lý bất mãn, phản kháng, quan hệ cha mẹ con cái ngày càng xa cách.
Vì tương lai lâu dài của con cái, cha mẹ hãy học cách buông bỏ đúng cách. Khi con cần cha mẹ có thể hỗ trợ thay vì kiểm soát cuộc sống của con.
2. Cha mẹ cần có cuộc sống riêng của mình và hỗ trợ cho con cái khi cần thiết
Có một câu chuyện kể rằng, người mẹ đã cố gắng rất nhiều với hy vọng được đề bạt lên chức giám đốc. Thế nhưng, sự xuất hiện bất ngờ của đứa con khiến cô buộc phải từ bỏ mong ước này của mình.
Sau khi con chào đời, mỗi khi đứa trẻ không nghe lời, cô thường hay phàn nàn “nếu không có con, không vì gia đình này, mẹ đã thành đạt từ lâu rồi”, “nếu biết con như vậy, ngay từ đầu mẹ đã không từ bỏ cơ hội kia”.
Trong cuộc sống có quá nhiều người mẹ chấp nhận hy sinh sự nghiệp, lợi ích của mình một cách vô điều kiện vì gia đình và con cái. Thế nhưng, kết quả không khiến gia đình hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn mà họ lại kiệt quệ về tinh thần, không còn sống cho bản thân.
Người mẹ nên sống như một ngọn đèn soi sáng cho những đứa con của mình và bà Mayer Musk – mẹ của tỷ phủ Elon Musk là minh chứng cho điều này.
Ở tuổi 31, bà Mayer ly hôn, làm 1 lúc 5 công việc để nuôi 3 đứa con. Trong thời gian rảnh rỗi, bà học thêm chứng chỉ chuyên gia dinh dưỡng, thành lập công ty tư vấn dinh dưỡng, tất bật với công việc làm người mẫu thời trang. Bà bận rộn học hành, làm việc, không có nhiều thời gian chăm sóc, hướng dẫn các con từng li từng ti. 3 đứa con của bà buộc phải tự lập và tự giác trong mọi thứ.
Tuy nhiên, Mayer rất coi trọng suy nghĩ độc lập và tự chủ của bọn trẻ. Bà không quyết định thay con mà chỉ vun đắp cho chúng những thú vui, sở thích, đồng thời động viên và hỗ trợ vô điều kiện.
Sau đó, cả 3 người con của bà đều đạt được những thành công đáng ngưỡng mộ
Sau khi sự nghiệp của các con thành công, bà Mayer cũng không ngừng tiến về phía trước. Bà vẫn tiếp tục làm người mẫu, làm nhà văn và nhiều công việc khác.
Cha mẹ tự quản lý cuộc sống của mình mới là chỗ dựa lớn nhất cho con cái.
Dù là một bà mẹ toàn thời gian hay một bà mẹ đi làm, việc duy trì cuộc sống tự lập, sống tích cực để tác động lên con cái là điều rất quan trọng.
Cha mẹ đối xử tử tế với người già thì con cái sẽ hiếu thảo, cha mẹ yêu đời thì con cái sẽ chăm chỉ sống tốt, cha mẹ theo đuổi việc học suốt đời thì con cái sẽ có động lực bên trong để tiếp tục tiến về phía trước.
Tiệm rượu với đầy đủ các lựa chọn về rượu, bia nhiều nhất tại vùng Springvale
Article sourced from 24H.
Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/cha-me-la-nguoi-nhu-the-nao-quan-trong-hon-cha-me-lam-gi-cho-con-cai-c216a1365244.html