Cha mẹ nên lưu ý điều gì khi cho con chơi thể thao?
Ngày 30/11, sự việc bé trai N.P.Q.B (học sinh lớp 7 trường THCS Đồng Khởi, quận 1) bị tử vong do banh sút trúng ngực khi đang chơi đá bóng khiến dư luận bàng hoàng. Được biết khi sự việc xảy ra cha em cũng có mặt ở đó, dù đã được nhân viên y tế sơ cứu và chuyển lên bệnh viện nhưng em Q.B vẫn không qua khỏi.
Theo thầy Nguyễn Xuân Thọ, Phó hiệu trưởng Trường THCS Đồng Khởi chia sẻ, em N.P.Q.B có ở lớp sức khỏe tốt và mới thi lên đai võ xong. Việc cha mẹ em đăng kí cho em học đá banh ngoài giờ ở trung tâm không thuộc môn học do nhà trường tổ chức.
Để tránh những tai nạn tương tự xảy ra, cha mẹ nên lưu ý một số biện pháp an toàn sau khi cho con chơi thể thao:
1. Mặc đồ bảo hộ
Đồ bảo hộ giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ chấn thương khi chơi thể thao. Các thiết bị bảo hộ cần mặc sẽ phụ thuộc loại hình thể thao mà trẻ chơi. Trong đó, mũ bảo hiểm là thiết bị bảo hộ phổ biến nhất giúp bảo vệ phần đầu của trẻ khi chơi bóng đá, bóng mềm, đạp xe đạp, trượt ván, trượt patin, leo núi trong nhà...
Cha mẹ nên cho con mặc đồ bảo hộ khi chơi bất cứ môn thể thao nào (Ảnh minh họa).
Cha mẹ lưu ý nên chọn những loại mũ bảo hiểm phù hợp với môn thể thao mà con chơi. Ví dụ khi trẻ chơi bóng mềm không nên chọn loại mũ bảo hiểm cho bộ môn trượt ván. Mũ phải vừa khít nhưng vẫn thoải mái và nếu có dây đeo thì cần cài cẩn thận, bởi nếu không trong quá trình chơi mũ sẽ dễ bị rơi và gây ra những tai nạn khôn lường.
Các môn thể thao khác còn đồ bảo vệ mắt, miệng, cổ tay, khuỷu tay và đầu gối. Cho trẻ đi giày vân đế (cleat) khi chơi bóng đá, bóng chày và bóng mềm - những đôi giày này có các điểm cao su hoặc nhựa đặc biệt ở đế để giúp chân bám đất khi chạy xung quanh.
2. Khởi động làm ấm người
Trước khi chơi thể thao nên khởi động làm ấm người (Ảnh minh họa).
Trước khi chơi thể thao nên khởi động làm nóng người theo hướng dẫn của thầy cô và các huấn luyện viện. Khi chơi xong thì nghỉ ngơi cho đến khi khô mồ hôi rồi mới tắm.
3. Nhắc nhở chơi chơi đúng luật, đúng quy định trong thể thao
Khi biết rõ luật chơi thì chấn thương sẽ ít xảy ra hơn. Các huấn luyện viên luôn luôn phải nhắc nhở trẻ việc tuân thủ luật chơi trong thể thao và không bao giờ chơi xấu trong bất kì tình huống nào, vì có thể khiến đối phương hoặc chính bản thân mình bị chấn thương nặng nề. Chẳng hạn trong bóng đá, người chơi sẽ không được đi từ phía sau, đâm vào chân cầu thủ và cướp bóng. Cách chơi đúng luật và an toàn đó là luôn chạy theo bóng thay vì đuổi theo các cầu thủ khác.
Bên cạnh đó cha mẹ có thể hướng dẫn, làm mẫu và giải thích để chắc chắn con hiểu được những nội quy đó. Và khi đưa con đi chơi thể thao, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn một túi cứu thương để đề phòng tình huống xấu xảy ra.
4. Cẩn thận mọi thứ xung quanh
Cha mẹ nên kiểm tra cẩn thận xung quanh chỗ trẻ chơi để đảm bảo không có nguy hiểm gì chẳng hạn như mảnh kính vỡ, kim tiêm, rác thải hóa chất độc hại hay nguy cơ đổ vỡ. Nhắc nhở trẻ trước khi chơi thể thao nên kiểm tra kĩ đồ bảo hộ để chắc chắn mũ bảo hiểm được cài đúng cách, dây giày không bị tuột...
5. Không chơi khi đang bị chấn thương
Cố tình chơi thể thao khi cơ thể đang bị thương có thể dẫn đến những chấn thương khác tồi tệ hơn, khiến thời gian phục hồi bị kéo dài. Dặn dò trẻ hãy thông báo lại ngay với huấn luyện viên hoặc cha mẹ nếu cảm thấy cơ thể không ổn hoặc bị chấn thương.
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from AFAMILY.
Original source can be found here: http://afamily.vn/tu-vu-be-trai-tu-vong-khi-choi-bong-da-day-la-nhung-dieu-cha-me-can-nho-khi-cho-con-choi-the-thao-20191202150621712.chn