Cha mẹ cần uốn nắn thật nghiêm khắc 3 dấu hiệu này của trẻ càng sớm càng tốt
1. Chào hỏi
“Tiên học lễ, hậu học văn” chưa bao giờ là câu nói lỗi thời. Nó đã được đúc kết qua ngàn nghìn năm, vấn đề chào hỏi, lễ phép với người lớn tuổi luôn là điều được chú trọng và ưu tiên hàng đầu khi dạy dỗ một đứa trẻ.
Trong một số khảo sát cho thấy, những người không thích chào hỏi, cư xử bất lịch sự sẽ có mối quan hệ giao tiếp với các cá nhân vô cùng kém. Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể cho rằng, chúng chưa biết gì nên có thể bỏ qua. Thế nhưng, tuyệt đối đừng nghĩ rằng mọi thứ sẽ ổn khi trẻ lớn lên.
Một đứa trẻ khi không có thói quen chào hỏi mọi người, dù là ở nơi nào cũng sẽ gặp bất lợi. Không nhất thiết đứa trẻ đó phải khéo ăn nói nhưng tối thiểu phải biết chào hỏi khi gặp người lớn.
Ngày nay, không khó để nhận thấy có nhiều cha mẹ chiều chuộng con cái. Họ dường như không để trẻ làm bất cứ thứ gì vì lo sợ sẽ gây ra rắc rối. Trên thực tế, khả năng chịu đựng của trẻ vượt xa tưởng tượng của cha mẹ. Điều này chỉ chứng tỏ cha mẹ đang bao biện cho chính mình, chỉ muốn con mình được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất.
Tuy nhiên, hậu quả của việc lúc nào cũng làm thay con là đứa trẻ hoàn toàn không có khả năng tự lập, lúc nào cũng ỷ lại vào cha mẹ.
Nếu một đứa trẻ thậm chí không thể tự mặc quần áo hoặc đi vệ sinh, điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ mà còn khiến chúng trở thành đối tượng bị bắt nạt, trêu chọc trong lớp. Nó sẽ khiến cho trẻ trở nên tự ti và gặp nhiều khó khăn hơn.
3. Bị người khác bắt nạt
Cha mẹ thường dặn dò con cái không nên gây gổ, đánh nhau ở trường nên khi có chuyện gì xảy ra, trẻ thường giấu đi không cho cha mẹ biết. Một số trẻ còn sợ rằng, nếu kể cho cha mẹ biết sẽ bị la mắng. Theo thời gian, nổi sợ hãi của trẻ ngày càng lớn, dẫn tới tâm lý tự ti, né tránh, điều này càng thu hút sự chú ý của những học sinh cá biệt.
Cách giáo dục tốt nhất là cha mẹ nên khuyên con cái cần phải biết tự bảo vệ mình. Nếu có bạn nào xâm phạm lợi ích của mình, nhất định phải có sự phản kháng. Tuy bản thân không chủ động gây gổ với người khác nhưng cần phải biết chống trả nếu bị người khác bắt nạt. Nếu làm được điều này, trẻ sẽ không bị trêu chọc và bị bắt nạt nữa. Đây là cột mốc quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Article sourced from 24H.
Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/neu-tre-co-3-dau-hieu-nay-dung-nghi-do-la-chuyen-nho-hay-sua-ngay-keo-qua-muon-c216a1351880.html