Cây Thu hải đường trong phong thủy

20:00' 15-03-2022
Cây Thu hải đường có hoa sặc sỡ và vô số loài khác nhau nhờ khả năng lai ghép dễ dàng. Cùng tìm hiểu ý nghĩa phong thủy, tác dụng với sức khỏe và những lưu ý khi trồng của loại cây này nhé


    Nguồn gốc của cây Thu hải đường

    Thu hải đường có tên khoa học là Begonia, đây là tên của một chi trong họ thực vật có hoa Begoniaceae. Thu hải đường là tên gọi thông thường chung cho tất cả các loài trong chi này. 

    Có hơn 1.400 loài, chi Begonia là 1 trong 10 chi thực vật hạt kín lớn nhất. Các loài trong chi này là các loại cây thân thảo, sống trên cạn hay cây bụi nhỏ, sinh sống ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới tại Nam và Trung Mỹ, châu Phi và miền Nam châu Á. 

    Ý nghĩa phong thuỷ và cách trồng cây Thu hải đường
    Thu hải đường là tên gọi chung cho tất cả các loài trong chi Begonia, thuộc họ thực vật có hoa Begoniaceae. (Ảnh minh hoạ)
     

    Thu hải đường là loại cây thân thảo nhỏ, chiều cao từ 20cm đến 50cm, thân cây mọng nước. Lá cây có màu xanh đậm, nhọn ở phần đầu và có răng cưa quanh viền lá. 

    Hoa của Thu hải đường có cách đơn hoặc cánh kép với nhiều màu sắc sặc sỡ như màu đỏ tươi, màu trắng, màu hồng và màu vàng. Hoa nở quanh năm nhưng thường nở rộ vào mỗi dịp Tết. Do vậy, loài cây này thường được trồng như cây cảnh trong nhà. 

    Cây Thu hải đường có mấy loại? 

    Dù có nguồn gốc từ các châu lục khác nhau nhưng các loài của Thu hải đường rất dễ lai ghép, tạo ra vô số giống khác nhau. Các loài của cây trồng này được phân thành một số nhóm chính gồm: Giống như cây lau, giống như cây bụi, thân củ, thân dày, semperflorens hay rex.

    Thu hải đường thân củ thường được trồng trong chậu. Mặc dù phần lớn các loài Thu hải đường có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng một loài từ Trung Quốc là B.grandis chịu được giá rét và được gọi là loài "Thu hải đường chịu rét". 

    Ý nghĩa phong thuỷ và cách trồng cây Thu hải đường
    Thu hải đường có vô số giống nhờ quá trình lai ghép dễ dàng. (Ảnh minh hoạ)

    Thu hải đường thuộc nhóm semperflorens thường được trồng theo luống trong vườn. Một nhóm các cây lai ghép từ nhóm này được gọi là Dragonwing Begonia, có cả lá và hoa rất to. 

    Phần lớn các loài thu hải đường có thể trồng ngoài vườn quanh năm trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng tại khu vực ôn đới thì chỉ có thể trồng ngoài vườn như là cây một năm, hoặc trồng trong nhà cũng như trong nhà kính.

    Cách trồng cây Thu hải đường

    Các nhóm Thu hải đường khác nhau có các yêu cầu gieo trồng khác nhau nhưng phần lớn các loài đều đến từ vùng nhiệt đới. Vì vậy, Thu hải đường cần môi trường sinh sống được tưới tiêu nước tốt, có độ ẩm cao.

    Ý nghĩa phong thuỷ và cách trồng cây Thu hải đường
    Thu hải đường phát triển tốt trong môi trường đất có độ ẩm cao. (Ảnh minh hoạ)

    Đất trồng cây Thu hải đường tốt nhất là đất được phơi khô, xào xới nhiều lần, Vì đây là loài cây có thân mọng nước nên không chịu được úng, đất trồng phải xốp, thoát nước tốt. Nên trộn đất thịt với trấu hun, xơ dừa, than bùn và phân hữu cơ. 

    Về kỹ thuật, khi trồng nên cho đất đã chuẩn bị sẵn vào chậu trước. Sau đó đặt củ Thu hải đường vào chậu và lưu ý để lộ ra khoảng 1/3 củ. Lấp đất lại và tưới đủ nước. Một thời gian sau, khi củ đâm chồi thì mang trồng sang chậu lớn hơn và bón phân hữu cơ đều đặn. 

    Cách nhân giống cây Thu hải đường

    Thu hải đường có thể được nhân giống bằng nhiều cách khác nhau, như: Gieo hạt, chiết cành, giâm cành, nhân giống bằng củ hoặc tách cây. Mỗi phương pháp nên thực hiện ở từng thời điểm thích hợp trong năm.

    Với cách gieo hạt, sau khi mua hạt giống về thì tiến hành gieo trực tiếp xuống đất ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp. Sau khoảng 1 tuần hạt sẽ nảy mầm. Tiếp tục tưới ẩm cho đến khi cây ra 2 – 3 lá khoẻ mạnh, tương ứng 20 – 25 ngày, rồi tách ra trồng chậu. 

    Nhân giống bằng phương pháp chiết cành nên tiến hành vào khoảng tháng 3. Các bước thực hiện gồm: Chọn cành chiết khoẻ mạnh, phủ đất dày từ 8cm – 10cm, nén đất chặt. Khoảng 1 tháng rưỡi sau, khi cành chiết mọc rễ thì có thể cắt khỏi cây mẹ, mang ra chậu trồng. 

    Ý nghĩa phong thuỷ và cách trồng cây Thu hải đường
    Có nhiều phương pháp nhân giống cây Thu hải đường. (Ảnh minh hoạ

    Giâm cành thì có thể tiến hành trong mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Cành giâm phải là cành khoẻ mạnh, mọc được 2 năm. Cắt một đoạn cành dài từ 15cm – 20cm, tỉa bớt lá ở phần gốc rồi cắm vào đất với độ sâu nửa cành. Tưới nước cho đủ độ ẩm. Sau khoảng 1 tháng cành giâm mọc rễ thì có thể mang ra trồng trên đất hoặc trong chậu. 

    Với phương pháp nhân giống bằng củ, sau khi thân trên của cây Thu hải đường khô héo thì đào củ. Thời gian đào củ thích hợp là vào khoảng tháng 8 hoặc tháng 9. Cất giữ củ khoảng 3 tháng rồi mang ra trồng lại. 

    Phương pháp tách cây nên thực hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè. Khi đào cây mẹ lên, căn cứ vào độ phủ của rễ mà cắt mỗi thân cây cho phù hợp. Sau đó, mang các thân cây đã cắt ra trồng ở nơi râm mát và tưới nước. 

    Ý nghĩa phong thủy của cây Thu hải đường

    Là một loại cây trồng trong nhà, Thu hải đường còn là loại cây phong thuỷ. Thu hải đường còn được gọi là “phú quý mãn đường”, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Trồng Thu hải đường trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn, tiền tài và sự đầm ấm cho gia đình. 

    Ý nghĩa phong thuỷ và cách trồng cây Thu hải đường
    Các màu phổ biến của Thu hải đường. (Ảnh minh hoạ)

    Có vô số giống khác nhau được tạo ra từ quá trình lai ghép, tuy nhiên hoa của cây Thu hải đường thường có các màu phổ biến như đỏ tươi, trắng, hồng và vàng. 

    Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và giàu sang. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, tinh khôi. Màu hồng tượng trưng cho sự nhiệt huyết, lãng mạn trong tình yêu. Màu vàng tượng trưng cho sự viên mãn, hạnh phúc. 

    Tác dụng đối với sức khỏe của cây Thu hải đường

    Theo y học cổ truyền, hoa Thu hải đường có vị đắng chua, tính mát và được sử dụng như một vị thuốc để giải độc; làm tan các vết bầm; điều trị đau họng; thanh nhiệt, bồi bổ gan mật và điều trị mụn nhọt; cầm máu; an thần…

    Ý nghĩa phong thuỷ và cách trồng cây Thu hải đường
    Ngoài làm món ăn, hoa của cây Thu hải đường còn kết hợp với các loại hoa khác làm trà uống. (Ảnh minh hoạ)

    Hoa Thu hải đường còn được sử dụng để chế biến các món ăn bổ dưỡng như cá tuyết hấp hoa, canh hoa. Ngoài ra, hoa Thu hải đường còn được kết hợp với các loài hoa khác như hoa lựu, hoa lạc thần để làm trà uống, giúp thanh nhiệt cơ thể.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Katie Hall MP Parliament of Victoria Vùng: Footscray. Phone: 9689 4283
Xem thêm

Katie Hall - ứng cử viên đảng Lao động mới cho vùng Footscray


Article sourced from VIETNAMNET.

Original source can be found here: https://vietnamnet.vn/vn/vn/bat-dong-san/kinh-nghiem-tu-van/y-nghia-phong-thuy-va-cach-trong-cay-thu-hai-duong-821763.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ