Cách sơ cứu một người đang cơn động kinh

16:00' 12-08-2019
Nếu chưa bao giờ chứng kiến một cơn động kinh, ai cũng cảm thấy sợ hãi, bối rối, lo lắng và không biết phải làm gì để giúp đỡ người bệnh.


    Không phải tất cả cơn co giật đều do động kinh. Có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây co giật chân, tay hoặc toàn thân, như: Sốt cao trên 39 độ C (thường là ở trẻ em), chấn thương sọ não hoặc vùng đầu, đột quỵ hoặc trẻ bị sang chấn khi sinh, tổn thương não do u não, dị dạng mạch máu não, nhiễm trùng não (viêm màng não, viêm não...).

    Phân biệt cơn động kinh với cơn co giật do nguyên nhân khác

    Các nguyên nhân sử dụng nhiều chất kích thích như ma túy, rượu bia, cà phê hoặc người bắt đầu cai rượu cũng có thể gặp phải tình trạng co giật. Khi bị hạ huyết áp nặng, não bộ đột ngột bị thiếu đi lượng máu lớn cho hoạt động bình thường, gây phản ứng co giật. Tụt đường huyết (đói lả) cũng khiến não không nhận đủ năng lượng cần thiết và gây ra co giật.

    Lam gi de giup nguoi len con dong kinh? hinh anh 1

    Cần phân biệt cơn động kinh và cơ giật do nguyên nhân khác để có hướng xử lý phù hợp. Ảnh: Depositphotos.

    Động kinh có thể được chia thành 2 loại chính: Co giật cục bộ và co giật toàn thân. Ngoài ra, đôi khi động kinh chỉ biểu hiện là một cơn vắng ý thức. Đặc trưng là sự đột ngột mất ý thức, ngừng mọi hoạt động trong thời gian vài chục giây. Khi đó, người bệnh trong trạng thái đờ đẫn, mắt nhìn vô hồn, đánh rơi đồ vật đang cầm trong tay.

    - Động kinh toàn thể:

    Cơn động kinh xuất hiện rất đột ngột. Bệnh nhân thường kêu lên một tiếng rồi ngã lăn ra, ngay lập tức mất ý thức hoàn toàn. Cơn thường trải qua 3 giai đoạn:

    Giai đoạn co cứng (kéo dài trong khoảng một phút): Co cứng toàn bộ các cơ tứ chi, cơ ở thân, ở ngực, hai tay co, hai chân duỗi.

    Giai đoạn co giật cơ (kéo dài trong khoảng một vài phút): Giật cơ từng đợt đều đặn có nhịp, hai mắt trợn trừng, nhấp nháy, miệng sùi bọt có lẫn máu.

    Giai đoạn hôn mê, lú lẫn: Sau giai đoạn co giật, người bệnh vào giai đoạn hôn mê sâu, thở dốc, đái dầm.

    Cũng có khi người bệnh chỉ mất ý thức, té ngã (cơn không điển hình).

    - Động kinh cục bộ:

    Các cơn co giật cục bộ ở mặt, một phần chi. Động kinh cục bộ có thể là báo hiệu cho một cơn động kinh toàn thể tiếp theo. Để có thể giúp đỡ bệnh nhân trong cơn động kinh, tốt nhất tùy thuộc vào loại động kinh của người đó.

    Cách sơ cứu một người đang cơn động kinh

    Các cơn động kinh có thể trông thật đáng sợ nhưng lại thường không phải là một trường hợp cần trợ giúp y tế khẩn cấp. Thông thường, sau khi cơn động kinh chấm dứt, người bệnh sẽ trở lại bình thường. Vì vậy, khi gặp một người đang lên cơn co giật động kinh toàn thể, hãy bình tĩnh tiến hành các bước sau:

    - Đẩy các đồ vật cứng, sắc nhọn ra xa người bệnh.

    - Ghi nhớ thời gian bắt đầu cơn co giật.

    - Đệm đầu người bệnh bằng một vật mềm như khăn, áo, gối...

    - Đặt bệnh nhân nằm nghiêng một bên, nới lỏng quần áo.

    - Sau khi cơn co giật đã dừng lại, nhẹ nhàng đặt bệnh nhân vào vị trí hồi phục.

    - Nếu bệnh nhân trong cơn vắng ý thức, hãy nhẹ nhàng hướng dẫn người đó tránh khỏi mọi nguy hiểm. Nói khẽ và bình tĩnh.

    - Nếu bệnh nhân có co giật cục bộ, chảy nước dãi, mấp máy giật môi vô thức..., nhẹ nhàng hướng dẫn người bệnh tìm chỗ nằm an toàn, phòng ngừa cơn động kinh toàn thể.

    Lam gi de giup nguoi len con dong kinh? hinh anh 2

    Người lên cơn động kinh thường không cần trợ giúp y tế khẩn cấp. Ảnh: Depositphotos.

    Những sai lầm dễ mắc phải khi sơ cứu động kinh

    Có một số điều không nên làm khi gặp người lên cơn co giật vì có thể khiến họ tổn thương nhiều hơn. Đó là không cố gắng giữ chặt, kìm kẹp người bệnh; không đặt bất cứ thứ gì vào miệng người bệnh; đừng cố gắng di chuyển người bệnh trừ khi họ đang ở gần một vật gì đó có thể gây nguy hiểm.

    Cách giúp bệnh nhân sau cơn động kinh

    Để giúp người bị động kinh phục hồi tốt, cần thực hiện các bước này sau khi cơn co giật chấm dứt:

    Bước 1: Quỳ gối xuống một bên bệnh nhân, đặt cẳng tay của bệnh nhân gần nhất với bạn, thẳng góc với cơ thể bệnh nhân, gập cánh tay lên trên.

    Bước 2: Đặt bàn tay của bệnh nhân áp vào má bên đối diện của tay.

    Bước 3: Đặt tay lên đầu gối chân của bệnh nhân, kéo gối lên để chân của bệnh nhân gấp lại, bàn chân còn áp sát nền (tay kia vẫn áp vào má). Kéo đầu gối bệnh nhân về phía bạn.

    Bước 4: Nhẹ nhàng nâng cằm bệnh nhân để hơi nghiêng đầu về phía sau, vì điều này sẽ giúp họ thở dễ dàng hơn. Kiểm tra xem hơi thở bệnh nhân có trở lại bình thường không. Nhẹ nhàng kiểm tra miệng người đó xem có gì chặn đường thở (như thức ăn hoặc răng giả) và loại bỏ nếu bạn có thể làm như vậy một cách an toàn.

    Ở bên cạnh bệnh nhân cho đến khi người đó đã bình phục hoàn toàn.

    Lam gi de giup nguoi len con dong kinh? hinh anh 3

    Chỉ nên gọi cấp cứu khi người động kinh có biểu hiện bất thường. Ảnh: Healthline.

    Khi nào cần gọi cấp cứu?

    Thông thường, khi một người bị động kinh, không cần phải gọi xe cứu thương. Tuy nhiên, hãy gọi cấp cứu nếu:

    Trong cơn động kinh, người đó đã tự làm mình bị thương nặng.

    Người đó khó thở sau khi cơn co giật đã dừng lại.

    Người đó lên một cơn động kinh ngay tiếp sau cơn trước.

    Cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút, hoặc cơn động kinh kéo dài hơn 2 phút so với cơn bình thường của người đó (nếu là người thân đã biết tiền sử bệnh).

    Nếu xác định đây là cơn co giật đầu tiên chưa rõ nguyên nhân, bạn nên đưa người bệnh tới cơ sở y tế kiểm tra và tìm căn nguyên chính xác để điều trị sớm.

     



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Braybrook College Vùng: Braybrook. Phone: 9312 2900
Xem thêm

Trường có ó uy tín về chất lượng đào tạo học sinh.


Article sourced from NEWS.

Original source can be found here: http://news.zing.vn/lam-gi-de-giup-nguoi-len-con-dong-kinh-post977163.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ