Cách muối cà pháo ngon, muối xổi giòn không bị thâm ăn bao nhiêu cơm cũng hết
- Khoảng 300g đến 500g Cà pháo tùy bạn (quả già càng tốt, nhưng không già quá)
- Riềng: Một thành phần không nên thiếu (có thể là củ hoặc hoa riềng càng tốt)
- 1 củ tỏi khô
- Ớt: một vài quả
- Muối ăn, đường kính trắng, giấm trắng (nếu có)
- Một Lọ thủy tinh sạch sẽ hoặc hoặc âu sành (không nên dùng đồ nhựa)
Ảnh minh hoạ
Trong những món ăn dân giã của làng quê Việt Nam thì có lẽ cà pháo muối vẫn là món ăn hấp dẫn nhiều người thưởng thức vì hương vị thơm ngon đặc trưng hấp dẫn của nó. Bữa cơm gia đình bạn sẽ thêm phần phong phú, kích thích khẩu vị khi có đĩa cà pháo ăn kèm, không những thế nó còn phát huy tác dụng giúp chị em tiết kiệm chi phí đi chợ hàng ngày nữa đấy.
Thời gian muối cà tùy thuộc vào cách bạn muốn, và nhanh nhất là sau 2 ngày bạn có thể sử dụng được ngay, rất ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguyên liệu để thực hiện cách muối cà pháo:
Cách muối cà pháo chi tiết như sau:
Bước 1: Xử lý cà pháo trước khi muối: Đối với cà pháo bạn chọn mua những quả cà già, nhưng không ngả màu, hãy cắt bỏ sạch cuống (bạn cũng có thể mang cà ra phơi ngoài nắng tầm 2-3 tiếng rồi mới cắt cuống, làm vậy cà sẽ giòn hơn khi muối).
Cà pháo được cắt cuống thì bỏ ngay vào chậu nước để không bị thâm đen phần cuống vừa cắt, (và một mẹo nhỏ cách muối cà chín nhanh là cắt một khía nhỏ quanh quả cà (nếu bạn muốn để cả quả muối), còn không thì bạn có thể bổ đôi quả cả (bổ ngang thì giòn hơn)).
Pha nước muối loãng và ngâm cà trong đó trong thời gian khoảng 15 phút đến 20 phút trước khi mang cà đi muối.
Bước 2: Xử lý riềng, tỏi và nước muối cà: Đối với riềng củ bạn gọt vỏ, rửa sạch và để ráo nước (khô cũng được), mang riềng thái lát mỏng hoặc thái chỉ cũng đều được và lưu ý đập dập ra trước khi mang muối với cà. (nếu sử dụng hoa riềng thì bạn chỉ cần rửa sạch thái không quá nhỏ – và dùng hoa riềng thì vẫn nên kết hợp cả củ).
Đối với tỏi thì bóc vỏ và đập dập (không cần thái nhỏ)
Nước bạn đun sôi với 1 chút muối và đường (khoảng 2 thìa tùy lượng, nếm thấy hơi lợ lợ thì đủ) sau đó để nguội và cho vào nước một chút giấm trắng.
Bước 3: Muối cà pháo (dùng lọ hoặc liễn, âu): Bạn xếp 1 nửa chỗ tỏi và riềng xuống đáy lọ, cho 1 nửa chỗ cà vào rồi lại thêm 1 chút riềng và tỏi lên trên, rồi cho chỗ cà còn lại lên trên, sau đó lại cho chỗ riềng và tỏi còn lại lên trên cùng và đổ nước muối pha giấm, đường vừa đun ở trên ngập cà (lưu ý bạn cần đổ ngập cà trong nước tránh tiếp xúc cà trực tiếp với không khí nếu không sẽ bị thâm và có váng, bạn có thể dùng vỉ để nén cà chặt lại).
Đậy kín nọ và để chỗ thoáng mát tầm 2-3 ngày là bạn có thể thu hoạch cà muối được rồi đó. Nếu muốn ăn cay trong khi muối cà ở bước 3 bạn có thể cho thêm chút ớt tươi (bỏ hột) vào muối cùng cũng được.
Đấy, cách muối cà pháo ngon và giòn có gì khó đâu, đơn giản thế đấy, cũng cầu kì một chút nhưng mà ngon và đảm bảo vệ sinh: cà tươi, dấm ngon, công thức đơn giản, nguyên liệu đảm bảo khỏi lo gì, chỉ việc “chén thôi".
YÊU CẦU VÀ THƯỞNG THỨC MÓN CÀ PHÁO MUỐI
– Món cà pháo muối xong có màu trắng hấp dẫn, cà không bị thâm đen;
– Khi ăn cà có vị mặn vừa, cay nồng nhẹ, thơm, giòn ngon;
– Với món cà pháo muối này bạn có thể ăn kèm mắm ruốc, mắm tôm, nước mắm chanh tỏi hay trộn với các loại mắm khác như mắm cơm, mắm cái đều rất phù hợp và kích thích khẩu vị đấy nhé.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1800240