Các nhà khoa học Trung Quốc vừa nhân bản thành công khỉ
Tế bào sau đó sẽ phát triển trong tử cung của cá thể mẹ thay thế, và sẽ phát triển thành một con vật hoàn toàn giống hệt với cá thể đã cung cấp tế bào ban đầu.
Nhưng một khi nhân bản đã thành công, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu cải tiến phương pháp của họ và thử nghiệm trên các loài khác. Kể từ khi Dolly ra đời, các nhà nghiên cứu đã nhân bản 23 loài động vật có vú, bao gồm gia súc, mèo, nai, chó, ngựa, bò, thỏ và chuột.
Tuy nhiên, thành công trong việc nhân bản vô tính khỉ nổi bật hơn hẳn, do "Đây là lần đầu tiên mà một loài linh trưởng được nhân bản," tiến sĩ Leonard Zon, giám đốc chương trình tế bào gốc tại bệnh viện nhi Boston cho biết.
Zhong Zhong, trái, và Hua Hua đã được nhân bản, sử dụng phương pháp tạo ra cừu Dolly, loài động vật có vú đầu tiên được nhân bản.
Tuy nhiên, các kỹ thuật được sử dụng tạo ra các nhân bản này không hề mới, và các nhà nghiên cứu khác trước đây cũng đã thử quá trình trên các loài linh trưởng.
Bước đi ban đầu được báo cáo vào năm 2007 bởi Shoukhrat Mitalipov tại Đại học Y khoa Oregon. Ông và các đồng nghiệp của ông đã lấy tế bào da ra khỏi một con khỉ 9 tuổi và đưa chúng vào trứng mà từ đó DNA đã được lấy đi.
Các trứng đã nhận gen từ những tế bào được đưa vào, và kết quả là cá thể nhân bản đã phát triển đến giai đoạn phôi sớm. Tiến sĩ Mitalipov và các đồng nghiệp cũng đã thực hiện thí nghiệm tương tự với phôi người vào năm 2013.
Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Qiang Sun, giám đốc cơ sở nghiên cứu linh trưởng tại Học viên Khoa học thần kinh học Trung Quốc, đã bắt đầu với những tế bào lấy ra từ một thai nhi khỉ bị bỏ rơi.
Từ đó, ông và các đồng nghiệp đã tạo ra 149 phôi sớm, những cá thể nhân bản có DNA hoàn toàn bắt nguồn từ tế bào bào thai. 79 phôi sống đã sống sót được trong phòng thí nghiệm, và đủ khoẻ mạnh để có thể chuyển vào tử cung của các bà mẹ khỉ đỡ đầu.
Bốn trong số các mẹ khỉ đã mang thai, nhưng 2 trong số đó sớm bị sẩy thai. Cuối cùng, đã có 2 khỉ con được chào đời.
Các nhà điều tra cho biết họ đã làm theo các hướng dẫn quốc tế về nghiên cứu động vật do Viện Y Tế QUốc Gia đặt ra. Họ dự đoán rằng phương pháp này có thể được sử dụng để soản xuất thêm khỉ cho nghiên cứu. (Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang tránh việc sử dụng các loài linh trưởng trong nghiên cứu y khoa.)
Các nhà nghiên cứu còn gợi ý rằng, các gen của khỉ nhân bản bô tính có thể được chế tác trước khi quá trình bắt đầu, tạo ra các con vật có gen bị biến đổi trong mọi tế bào của cơ thể. Điều này có thể khiến các nhà khoa học thăm dò chức năng của gen, và có thể thử nghiệm các loại thuốc trên khi được tạo ra để có các điều kiện di truyền khác nhau.
Nếu các nhà khoa học muốn tạo ra một con khỉ giống hệt với một con khỉ lớn, hoặc khỉ vị thành niên, thì phương pháp này sẽ không thành công. Và kỹ thuật được sử dụng bởi các nhà khoa học Trung Quốc sẽ còn phải đi một chặng xa nữa thì mới có thể sản sinh ra các em bé loài người.
Tiến sĩ Mitalipov cho biết: "Không có nhiều khả năng là nó có thể áp dụng cho con người."
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/cac-nha-khoa-hoc-trung-quoc-vua-nhan-ban-thanh-cong-khi-20180125121224259.chn