Biểu hiện người mắc bệnh gout và cách điều trị

16:00' 22-05-2019
Gout là một dạng viêm khớp phổ biến do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp.


    Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh gút, đặc biệt là đàn ông độ tuổi trung niên. Biểu hiện người mắc bệnh gout là xuất hiện cơn đau đột ngột, dữ dội, sưng, đỏ và đau ở khớp, thường là khớp ở ngón chân, xương bàn chân… nếu không chữa trị có thể gây biến chứng nguy hiểm tới các cơ quan khác như thận, gan, tim.

    1. Triệu chứng bệnh gút

    - Giai đoạn đầu: Giai đoạn này ít có triệu chứng nổi bật, khi xét nghiệm máu sẽ thấy dấu hiệu axit uric trong máu tăng cao đi kèm với triệu chứng đau nhức các khớp ngón chân, cổ chân, đầu gối, khớp cổ tay và ngón tay sưng đỏ. Biểu hiện rõ rệt hơn khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh, hoặc sau các cuộc liên hoan uống nhiều bia rượu và ăn nhiều các đồ hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật.

    - Giai đoạn mãn tính: Ở giai đoạn này, axit uric tích tụ ngày một nhiều lên. Tinh thể urat lắng đọng thành các u cục tophi ở các khớp gây nên tình trạng viêm, sưng đau đớn dữ dội, phá hủy các khớp xương gây tàn tật vĩnh viễn nếu không được điều trị. Biến chứng suy thận, sỏi thận làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

    Nếu cảm thấy đau đột ngột, dữ dội ở khớp, hãy đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời nếu mắc phải.

    benh gout: trieu chung, dieu tri va cach an uong han che benh - 1

    Khớp ngón chân sưng đỏ là dấu hiệu của bệnh gout

    2. Nguyên nhân gây nên bệnh gút

    Bệnh gút xảy ra khi các tinh thể urát tích tụ trong khớp, gây ra tình trạng viêm và đau dữ dội.

    Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và đi qua thận đào thải qua nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bài tiết quá ít axit uric. Khi đó, axit uric tích tụ, hình thành các tinh thể urát trong khớp hoặc mô xung quanh gây đau, viêm và sưng.

    - Chế độ ăn: Đối với thói quen ăn uống thiếu khoa học hiện nay thì tỉ lệ người mắc bệnh gout ngày càng tăng. Ăn ít rau xanh nhưng ăn nhiều thức ăn có hàm lượng purine cao như thịt đỏ, hải sản, sử dụng đồ uống có cồn bia rượu nhiều trong thời gian ngắn khiến quá trình đào thải axit uric không kịp làm lắng đọng các tinh thể urat tại các khớp gây nên bệnh gout.

    - Tuổi tác và giới tính: Bệnh gút xảy ra chủ yếu ở nam giới ở độ tuổi từ 30 đến 50, nữ giới ít mắc hơn là do nữ giới có nồng độ axit uric thường thấp hơn. Tuy nhiên, sau khi mãn kinh, nồng độ axit uric của phụ nữ tiệm cận với nam giới nên vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

    - Béo phì: Nếu bị béo phì, cơ thể sẽ sản xuất nhiều axit uric hơn do thường xuyên tiêu thụ các loại thức ăn chứa dầu mỡ và chất đạm, dẫn tới thận gặp khó khăn hơn trong việc loại bỏ axit uric.

    - Tác dụng của thuốc: Việc sử dụng thuốc lợi tiểu Thiazide để điều trị tăng huyết áp và aspirin liều thấp cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric. Vì vậy, việc sử dụng thuốc chống thải ghép có thể được quy định cho những người đã trải qua cấy ghép nội tạng.

    - Tiền sử gia đình: Nếu gia đình như bố mẹ bị mắc bệnh gút thì nguy cơ con cũng có thể mắc là có khả năng.

    3. Chẩn đoán mắc bệnh gút

    Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh gút có thể bao gồm:

    - Xét nghiệm dịch khớp: Chọc hút dịch chất lỏng ở khớp có triệu chứng đau nóng, sưng và nhức để xét nghiệm tìm kiếm tinh thể urat dưới kính hiển vi.

    - Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ axit uric có trong máu có tăng cao hay không. Kết quả xét nghiệm máu có thể gây hiểu nhầm vì một số người có nồng độ axit uric cao, nhưng không bao giờ gặp phải bệnh gút. Và một số người có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút, nhưng không có nồng độ axit uric bất thường trong máu. Vì vậy cần kết hợp với các triệu chứng và xét nghiệm để đánh giá chính xác.

    - Chụp X-quang: Chụp X quang giúp phát hiện các tinh thể urat có trong các khớp, loại trừ các nguyên nhân viêm khớp.

    - Siêu âm: Phương pháp này để phát hiện urat hoặc các hạt tophi trong các ổ khớp.

    benh gout: trieu chung, dieu tri va cach an uong han che benh - 2

    Các tinh thể urát lắng đọng bao quanh các khớp

    4. Điều trị bệnh gout

    Sau khi chẩn đoán và xác định chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp:

    - Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng để điều trị gút từ giai đoạn đầu và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gút cấp là thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) tuy nhiên NSAID có nguy cơ đau dạ dày, chảy máu và loét.

    - Thuốc năng ngừa biến chứng: Nếu người bệnh đã mắc phải bệnh gout đang ở tình trạng nặng như sưng to, viêm, đi lại khó khăn, suy thận thì cần sử dụng các loại thuốc để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

    Sử dụng một số loại thực phẩm đã được nghiên cứu về khả năng làm giảm nồng độ axit uric, bao gồm:

    - Cà phê: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê thường xuyên và cà phê đã khử caffein giúp giảm nồng độ axit uric thấp hơn.

    - Vitamin C: Bổ sung có chứa vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn.

    - Quả anh đào: Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những sản phẩm từ anh đào có chứa hàm lượng anthocyanins cao có đặc tính chống oxi hóa và kháng viêm, giảm thiểu các cơn đau do gout gây ra.

    5. Phòng ngừa bệnh gout

    Một lối sống lành mạnh sẽ phòng ngừa được bệnh gout tấn công:

    - Tăng cường ăn rau xanh, sử dụng ít các loại thịt chứa nhiều nhân purine như đỏ và hải sản, nội tạng động vật, hạn chế bia rượu.

    - Tập thể dục thường xuyên là liệu pháp giúp phòng ngừa các loại bệnh tật đặc biệt là bệnh gout.

    - Uống nhiều nước: Uống nhiều nước, hạn chế các đồ uống có lượng đường cao.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
St Albans Sports Club Vùng: Kings Park. Phone: 9367 5956
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: http://eva.vn/https://eva.vn/suc-khoe/benh-gout-trieu-chung-dieu-tri-va-cach-an-uong-han-che-benh-c131a392737.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ