Bánh chưng gù đen - tinh hoa ẩm thực Tây Bắc
Bánh chưng gù đen Lào Cai dùng toàn đặc sản bản địa: nếp nương bản địa, lợn đen ở bản, hạt tiêu, thảo quả… Đặc biệt, bánh chưng lấy than từ cây núc nác. Đây là một vị thuốc được dùng trong dân gian với rất nhiều công dụng như chữa viêm gan vàng da, giúp thanh nhiệt giải độc, trị mẩn ngứa, chữa viêm phế quản… Dù cuộc sống luôn biến động với nhiều đổi thay theo thời gian, thế nhưng qua bao thế hệ, những nét văn hóa, truyền thống của cộng đồng các dân tộc Lào Cai vẫn luôn nguyên vẹn trong mỗi trái tim, tinh thần và nếp sống của mỗi người dân địa phương. Bởi, không chỉ đơn thuần là những món ngon ngày Tết, bánh chưng gù Lào Cai còn chứa đựng tinh hoa ẩm thực Tây Bắc và mạch nguồn văn hóa xuyên suốt chiều dài lịch sử các tộc người của mảnh đất vùng cao biên cương Lào Cai.
Rửa lá dong, sau đó để khô nước mới đem đi gói.
Gạo nếp nương được trộn với than lấy từ cây núc nác. Đó là nguyên liệu chính để làm được bánh chưng đen.
Công đoạn trộn đỗ rất quan trọng tạo nên chất lượng ruột của bánh chưng gù.
Công đoạn gói bánh chưng.
Đồng bào dân tộc người Dáy (Lào Cai) gói bánh chưng đen chuẩn bị đón Tết.
Bánh được đem đi luộc trên nồi gang sau 12 tiếng mới được vớt ra.
Bánh chưng gù đen là đặc sản của đồng bào các dận tộc tại tỉnh Lào Cai.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3385110