Bạn có biết vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Thời tiết
Từ xưa đến nay việc thay đổi chỗ ở là việc cực kỳ quan trọng vì nó thường kéo theo những xáo trộn cuộc sống, sinh hoạt của tất cả các thành viên trong gia đình. Vì thế, khi chuyển nhà người xưa thường phải tính toán cẩn thận, cực kỳ kỹ lưỡng trong việc chọn ngày, tháng phù hợp để chuyển nhà.
Đây không chỉ là một nét văn hóa tâm linh của người Việt mà cũng rất phù hợp theo phong thủy. Thế nên không phải ngẫu nhiên mà từ xưa đến nay người Việt luôn chú trọng đến việc xem ngày, giờ tốt chuyển nhà.
Thay đổi chỗ ở là việc cực kỳ quan trọng vì nó thường kéo theo những xáo trộn cuộc sống.
Bởi theo quan niệm của ông cha ta thì việc xem ngày sẽ giúp cho công việc của gia chủ luôn được thuận lợi, gia đình êm ấm. Gia chủ cần làm các thủ tục như ra mắt, cúng bái thổ địa, thần linh cùng các quan cai quản khu vực mà họ sinh sống.
Theo đó họ đã rút ra kinh nghiệm là tháng Chạp không nên chuyển nhà vì có quá nhiều rắc rối và bất tiện bởi dân gian quan niệm nếu nhà mới được dọn vào vào tháng 12 Âm lịch, thời tiết lạnh có thể tạo ra không khí lạnh lẽo không có đủ vượng khí cho căn nhà mới với thời tiết liên tục ẩm ướt. Nếu di chuyển đồ sẽ bị coi là không may mắn, không có lợi cho sự thịnh vượng của gia đình.
Cuộc sống dễ bị xáo trộn
Thứ nữa, tháng 12 Âm lịch là tháng cuối cùng của một năm, là thời kỳ chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mọi người bắt đầu tất bật chuẩn bị đón Tết, vô cùng bận rộn. Nếu chuyển nhà vào thời điểm này chẳng khác nào thêm việc, dẫn tới cuộc sống dễ bị xáo trộn.
Ngoài ra, người dân có tâm lý hoài cổ, chỉ có thể đón Tết thoải mái ở những nơi quen thuộc. Tháng 12 Âm lịch là thời điểm kết thúc một năm, mọi việc cần suôn sẻ, ổn định thì cuộc sống mới suôn sẻ.
Không chuyển nhà vào tháng Chạp.
Thế nên lời khuyên không chuyển nhà vào tháng Chạp cho thấy sự quan trọng của việc chuyển nhà, không nên thực hiện vào thời điểm thời tiết không thuận lợi và có quá nhiều việc cần lo toan.
Những hoạt động trong tháng Chạp
Dọn dẹp và trang trí nhà cửa và cúng ông Công, ông Táo: Vào ngày 23 tháng Chạp, người Việt tổ chức lễ cúng ông Công, ông Táo, một phong tục có từ lâu đời. Ông Công, ông Táo là các vị thần trông coi bếp núc, là người ghi nhận mọi việc tốt xấu trong gia đình để báo cáo lên Ngọc hoàng. Lễ vật cúng thường gồm có cá chép (phương tiện đưa Táo quân về trời), mâm cỗ với các món ăn truyền thống, và câu nguyện cầu cho một năm mới hạnh phúc, phát đạt. Bên cạnh đó còn có các hoạt động gói bánh chưng, bánh tét, cúng Tất niên và tảo mộ.
Cần lưu ý điều gì sau khi chuyển nhà
Chuyển nhà mới không nên đục phá, sửa chữa
Nhiều người sẽ dọn đến ngôi nhà mới sớm hơn trong ngày chuyển nhà, sau đó mới sửa chữa. Trên thực tế, tục lệ này là kiêng kỵ nhất, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phong thủy của ngôi nhà và không tốt cho cả gia đình.
Nhiều người sẽ dọn đến ngôi nhà mới sớm hơn trong ngày chuyển nhà, sau đó mới sửa chữa.
Tạo không khí đầm ấm, vui tươi cho ngôi nhà mới
Khi chuyển nhà, chúng ta nên mời người thân, bạn bè đến nhà làm khách, chủ yếu là để làm cho không khí trong nhà tốt hơn và dọn dẹp mọi thứ bẩn thỉu trong nhà còn xót lại.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/nha-dep/day-la-ly-do-vi-sao-thang-chap-khong-nen-chuyen-nha-c169a620953.html