Ba "sát thủ" trong căn bếp của mỗi gia đình ngày Tết

09:39' 03-02-2022
Ngộ độc thực phẩm và các bệnh liên quan đến tiêu hóa là những vấn đề thường gặp nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. Thủ phạm gây ra chúng lại luôn hiện hữu trong căn bếp của mỗi gia đình, đặc biệt là 3 sát thủ dưới đây.


    Một thống kê cho thấy trong dịp lễ Tết, số ca bệnh đường tiêu hóa tăng từ 30-50% so với ngày thường, ngộ độc thực phẩm là một trong những trường hợp thường gặp nhất. Ở thể nhẹ, nó chỉ gây ra triệu chứng tiêu chảy, số lần đi ngoài có thể thay đổi tùy theo lượng chất độc đã thu nạp vào cơ thể và thể trạng của mỗi người. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài mà người bệnh không bổ sung nước và các chất điện giải mất đi sau mỗi lần đi ngoài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.

    Điều đáng nói là thủ phạm gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm này thường vô cùng quen thuộc, thậm chí luôn ''lởn vởn'' trước mặt mà chúng ta không hề hay biết. Dưới đây là 3 sát thủ biến thực phẩm thành chất độc bạn nên dè chừng được TS.BS. Hoàng Minh Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cảnh báo, tránh chúng càng xa càng tốt.

    1. Vi khuẩn, virus, nấm men và các chất độc do chúng tiết ra

    Nếu vừa đun sôi thức ăn xong thì rõ ràng với nhiệt độ chỉ cần trên 60 độ C là protein đã bị phân hủy, nhiệt độ 100 độ C là vi khuẩn sẽ không sống được. Nhưng nếu để thức ăn lâu ngoài không khí, khoảng vài tiếng đồng hồ, có những nghiên cứu kết luận là xấp xỉ 6 tiếng, thì vi khuẩn có hại trong thực phẩm có thể sinh sôi, nảy nở trở lại. Đặc biệt, trong môi trường ẩm, ấm thì vi khuẩn rất dễ phát triển.

    Và như thế, bất kì loại đồ ăn thức uống nào ở ngoài môi trường mà không có sự bảo quản (không có màng bọc thực phẩm để ngăn tiếp xúc với không khí, không để trong môi trường nhiệt độ lạnh, mát), vi khuẩn sẽ rất dễ sinh sôi.

    Như vậy, đây là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm cho con người phổ biến, hay gặp nhất, do nó có thể xuất hiện ở bất kể loại thức ăn, thực phẩm nào.

    3 sát thủ biến thực phẩm thành chất độc nhưng lại luôn hiện hữu trong căn bếp của mỗi gia đình - Ảnh 1.
     

    Khi bắt đầu phát triển và sinh sôi trên thực phẩm, vi khuẩn, virus hoặc nấm men sẽ tạo ra độc chất, độc chất này đi vào cơ thể con người đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, nôn, đi ngoài, "miệng nôn trôn tháo", đau quặn bụng...

    Đây cũng là biểu hiện dạng nhẹ chung của tất cả các loại ngộ độc thực phẩm ở con người, tức là cơ thể sẽ cố gắng đẩy các chất lạ, chất độc đó ra khỏi cơ thể bằng nôn, đi ngoài phân lỏng, co thắt đại tràng để hạn chế hấp thu.

    Tuy nhiên, trong những trường hợp ngộ độc nặng, chất độc rất dễ vào máu. Qua đường máu, nó được vận chuyển đến tim có thể kích thích vào cơ tim, làm tim đập nhanh, gây trụy mạch, khiến mạch máu giãn nở ra nhiều, làm vã mồ hôi, mệt mỏi, mất nước.

    Cuối cùng, chất độc lên tới não bộ sẽ kích thích 2 hệ thần kinh chính là hệ cơ gây run cơ, mỏi cơ... kích thích các hệ thống cơ khác như cơ đường ruột (nôn), cơ đường hô hấp (khó thở, thở nhanh, nông) và hệ hạch thần kinh xung quanh.

    2. Bản thân thực phẩm sinh ra độc tố

    Chẳng hạn như củ sắn chưa chín, khoai tây mọc mầm, cà chua xanh, mật của một số loại cá nóc... sẽ gây ra tình trạng kích thích, ảnh hưởng đến cả hệ thống tiêu hóa do nó có chứa các hoạt chất.

    Một số loại độc tố này có thể bị loại bỏ bằng việc đun sôi, nấu chín, chẳng hạn như củ sắn lột bỏ vỏ, ngâm nước rồi luộc trong nồi nước mở nắp có thể loại bỏ độc tố; các loại đậu nấu chín có thể ăn một cách an toàn; hay cà chua trong quá trình chín thì độc tố sẽ tự động biến mất...

    3 sát thủ biến thực phẩm thành chất độc nhưng lại luôn hiện hữu trong căn bếp của mỗi gia đình - Ảnh 2.
     

    Nhưng cũng có những loại độc tố không thể bị loại bỏ, chẳng hạn như trong khoai tây mọc mầm hay mật của một số loại cá nóc...

    Ngoài ra, độc tố có thể không đến từ chỉ 1 loại thực phẩm mà là sự cộng gộp của 2 loại thức ăn, nguồn gốc chính thường 1 bên là các thực phẩm rau củ quả có nhiều axit, chẳng hạn như axit malic, axit caprylic, thậm chí là axit ascorbic (vitamin C), bên còn lại là thịt, trứng và cá, chứa nhiều protein.

    Chẳng hạn, ăn trứng với đậu nành sẽ gây tình trạng đông bón trong đường tiêu hóa, kích ứng, dị ứng với các triệu chứng nôn, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa. Hay một ví dụ khác là khi uống sữa thì không được uống với nước chanh hoặc nước cam.

    3. Con người tác động vào

    Chẳng hạn như thuốc trừ sâu, thuốc hóa học, hóa chất... vẫn còn lưu lại trên thực phẩm mà chẳng may có người ăn phải.

    Đó là lý do tại sao mọi người nên chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc uy tín, đảm bảo chất lượng để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

    3 sát thủ biến thực phẩm thành chất độc nhưng lại luôn hiện hữu trong căn bếp của mỗi gia đình - Ảnh 3.
     

    Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

    Nếu người xung quanh hoặc bản thân có biểu hiện ngộ độc thực phẩm ở dạng nhẹ, quan trọng nhất đó là nghỉ ngơi, uống thật nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất cho cơ thể, có thể là nước gạo rang rất dễ làm hoặc ở gần hiệu thuốc có thể mua 1 gói Oresol với người lớn, loại có vị cam cho trẻ nhỏ.

    Trong trường hợp ngộ độc nặng hơn, tức đi ngoài phân lỏng nhiều lần, mất nước nhiều thì bắt buộc người bệnh phải nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để truyền dịch, nước điện giải kèm theo các loại thuốc bọc lại niêm mạc của đường ruột.

    Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì cần ngay lập tức đưa người bệnh tới bệnh viên gần nhất.

    https://kenh14.vn/3-sat-thu-bien-thuc-pham-thanh-chat-doc-nhung-lai-luon-hien-huu-trong-can-bep-cua-moi-gia-dinh-20220201115926331.chn


    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Braybrook College Vùng: Braybrook. Phone: 9312 2900
Xem thêm

Trường có ó uy tín về chất lượng đào tạo học sinh.


Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: http://kenh14.vn/3-sat-thu-bien-thuc-pham-thanh-chat-doc-nhung-lai-luon-hien-huu-trong-can-bep-cua-moi-gia-dinh-20220201115926331.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ