Ba Lan cố tình cáo buộc quan hệ của Đức với Nga
Tổng thống Ba Lan Duda
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda mới đây đã lên tiếng cáo buộc "một số chính trị gia châu Âu" có liên hệ với giới kinh doanh Nga.
Ông Duda cảnh báo, đây là "mối đe dọa đối với an ninh châu Âu". Lý do ông Duda đưa ra là Berlin và Moscow – xuất phát không chỉ từ nỗi ám ảnh chống Nga vốn đã trở thành mãn tính, mà còn là từ cụm từ "đàn em" mà các tầng lớp chính trị Ba Lan đang lo ngại. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công khai đề nghị phân loại các nước EU thành "hạng nhất" và "hạng nhì". Ba Lan lẽ dĩ nhiên được xếp vào hạng nhì.
Không dám kết thân với Nga!
Theo Tổng thống Ba Lan,"Nhiều chính trị gia châu Âu đang tiếp xúc chặt chẽ với các đại diện của các doanh nghiệp Nga, điều này làm dấy lên mối lo ngại đặc biệt trong bối cảnh điện Kremlin đang có chính sách hung hăng ở biên giới phía đông EU".
Không khó để đoán rằng hòn đá này được ném sang phía Đức. Đây là nước ngày càng có nhiều chính trị gia lên tiếng cảnh báo, rằng chế tài chống Nga đang gây thiệt hại đáng kể cho lợi ích kinh tế của các quốc gia châu Âu. Và những biện pháp hạn chế gần đây của Washington đối với Moscow có thể ảnh hưởng đến các công ty châu Âu tham gia vào việc xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2.
Giám đốc Trung tâm truyền thông chiến lược Dmitry Abzalov phân tích: Berlin chính là đầu mối chính gây ra áp lực chính trị và kinh tế với Ba Lan. Ông Abzalov nhấn mạnh: "Những cải cách tư pháp đã gây ra sự phẫn nộ trong EU,việc thắt chặt yêu cầu đối với các phương tiện truyền thông- tất cả điều này đã dẫn đến sự ra đời của các biện pháp hạn chế EU chống lại Ba Lan, và đó có thể nguyên nhân dẫn đến áp lực kinh tế với nước này".
Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao MGIMO, ông Alexander Orlov nhận định: "Tuyên bố của ông Andrzej Duda - liên quan đến tiến trình xảy ra tại EU khi các chính trị gia châu Âu hợp tác kinh doanh với Nga - chỉ thuần túy là theo đuổi mục tiêu chính trị.Và thật ra những tuyên bố này không nhắm vào mục đích hội nhập mà nhắm vào sự tan rã ở châu Âu, chính vì thế chúng đã bỏ qua lợi ích thực tế có được trong một không gian kinh tế chung".
Theo chuyên gia, an ninh của châu Âu liên hệ trực tiếp với sự phát triển của mối quan hệ hợp tác thành công và cùng có lợi trong kinh doanh giữa các quốc gia thành viên EU cũng như với các nước khác, trong đó có Nga. Điều này cũng đúng với hoạt động kinh doanh của Ba Lan, vốn vì chính sách chống Nga của nhà nước mà chịu thiệt hại đáng kể - nhất là tại thị trường Nga.
Tổng thống Pháp Macron
Lãnh đạo và người ngoài
Trong bài phát biểu của mình, ông Andrzej Duda đã liệt kê ra năm vấn đề đang gây hại cho cộng đồng châu Âu. Ngoài "mối quan hệ với các doanh nghiệp Nga", thì ý tưởng "châu Âu hai cấp độ", "sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ", phản ứng của Liên minh châu Âu về cuộc khủng hoảng di cư và "đỉnh cao quyền lực của chính quyền châu Âu" đều đang "can thiệp vào công việc của một chính phủ dân cử".
Bài phát biểu của ông Duda trùng thời điểm với bài phát biểu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ông Macron đã trình bày về kế hoạch cải cách một "thể chế châu Âu chậm chạp và không hiệu quả". Nhà lãnh đạo Pháp cho rằng các thành viên EU nên có nguồn thuế và ngân sách chung, một quân đội thống nhất và chính sách giáo dục tích hợp sâu sắc.
Để giảm được cú sốc từ gia tăng chi phí sắp xảy ra, Tổng thống Pháp đề nghị chỉ tiến hành cải cách ở những nước đã sẵn sàng–và cho phép các nước còn lại tham gia trong tương lai. Điều này có nghĩa rằng khi Pháp đề xuất khái niệm "châu Âu hai cấp độ", dẫn đến việc các nước thành viên EU được phân thành hạng nhất và hạng nhì - sẽ trở thành các nước "dẫn đầu" và "theo sau". Đây chính là điều Ba Lan không vừa lòng, bởi họ bị xếp vào nhóm thứ hai.
Không phải Châu Âu theo kiểu này
Chuyên gia Dmitry Abzalov cho biết: Ba Lan không hài lòng với quá trình đang diễn ra trong Liên minh châu Âu, nơi mà trong chớp mắt được chuyển từ "nền tự do cánh tả" sang thành liên minh các quốc gia, trong đó mỗi thành viên của nó sẽ có vị trí tương xứng với mình. Về phần mình, Warsaw muốn gia nhập một liên minh khác, đó là nơi được tổ chức theo nguyên tắc "mỗi quốc gia - một phiếu bầu". Ở đó, ý kiến của họ có giá trị ngang với Berlin hay Paris.
Ông Abzalov nhấn mạnh: "Tham vọng chính trị của nhà nước Ba Lan buộc các nhà lãnh đạo của họ phải lớn tiếng tuyên bố, bởi vì họ không muốn chấp nhận vai trò của "công dân của một quốc gia hạng nhì" mà Ba Lan sắp bị xếp hạng. Tất nhiên, Warsaw nhận ra rằng họ không thể đủ khả năng để đứng cùng hàng với các cường quốc hàng đầu phương Tây, nhưng để đứng vào hàng đầu - ít nhất là ở đông Âu – thì họ thực sự mong muốn".
Đồng thời các nhà lãnh đạo Ba Lan dường như quên rằng họ cũng đóng góp một phần lớn trong sự phân chia ở EU. Cũng như các thành viên khác của nhóm Visegrad (liên minh 4 nước Trung Âu - Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia - với mục đích đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu, cũng như để phát triển quân đội, hợp tác kinh tế và năng lượng với nhau), Ba Lan phá vỡ kế hoạch chấp nhận người tị nan do Thủ tướng Đức Angela Merkel khởi xướng.
Tại Liên minh châu Âu, các khiếu nại về Warsaw ngày càng gia tăng, và các chính trị gia Ba Lan nhận thức rõ rằng nếu vẫn tiếp tục như thế, thì đất nước của họ sẽ sớm được châu Âu xếp sau dấu phẩy cùng với Thổ Nhĩ Kỳ hay Ukraine.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1914569