Ai rồi cũng phải “lớn” và ai rồi cũng phải “mạnh mẽ”
Những lần như thế là những lần người ta cố tình đè nén chuyện trong lòng. Nếu có ai đó để tâm sự, ngồi cạnh bên, đa phần im lặng là phần nhiều. Nhưng khi đã nói ra, dù người nghe tâm trạng có thế nào thì nghe rồi chắc chắn cũng buồn lây, vậy là sẽ có kiểu “buồn đ*o gì, đi uống!!!”, “thôi anh, chuyện sẽ qua, hôm nay em mời”… đa phần nghe xong sẽ tươi tỉnh hơn chút ít, buồn nhưng có tình anh em, bằng hữu bạn bè. Vậy là lại tiếp tục để thứ gì không lên tiếng tiếp tục yên lặng, thứ gì xôn xao thì cứ để nó bung tỏa mà khỏa lấp. Nói vậy có khi quá phần bi kịch nhưng tâm tưởng của nhiều người sẽ là vậy.
Là bởi nỗi buồn là thứ thường không lên tiếng nên chúng ta hãy tôn trọng sự “ít lời” đó. Nỗi buồn của ta, của người, của kẻ khác. Tôn trọng là đừng bới móc tò mò, đừng cố tình (hay vô tình) động chạm vào nó, đừng vô duyên vô ý khi người đối diện mình đang cố để sẻ chia gì đó với ta khi họ cảm thấy lòng mình đã nặng trĩu.
Đừng lên tiếng với kẻ khác rằng đó là yếu đuối hay hèn kém, rằng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Bởi, tôi vẫn tin là giống như việc trưởng thành, ai rồi cũng phải “lớn” và ai rồi cũng phải “mạnh mẽ”. Cuộc sống va chạm tự khắc sẽ dạy cho họ những điều đó, sẽ dạy cho họ “xù xì” những lúc cần thiết, nhưng còn những lúc khác, hãy cứ để mọi thứ đến, tồn tại và qua đi theo nghĩa bản năng nhất.
Vì nỗi buồn là thứ thường không lên tiếng, đừng khiến nó phải lặng im thêm nữa.
Quan tâm.
Dù đó là của ta, của người, của kẻ khác.
Article sourced from GUU.
Original source can be found here: https://guu.vn/vi-noi-buon-la-thu-thuong-khong-len-tieng-hay-ton-trong-su-it-loi-do-3X0580AmXVxz3.html