4 sai lầm khi uống sữa gây hại cho cơ thể
Sữa có rất nhiều tác dụng từ cung cấp dinh dưỡng, bổ sung canxi, giải khát cho đến làm đẹp, giúp ngủ ngon... Chính vì vậy mà nó đã trở thành loại thức uống quen thuộc, tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người.
Tuy nhiên, có 4 sai lầm khi uống khiến sữa từ có lợi thành có hại mà rất nhiều người mắc phải:
1. Đun sôi sữa
Nhiều người thậm chí mua sữa tiệt trùng nhưng vẫn thấy không an tâm, họ đun sôi lại để khử trùng. Nhưng chính thói quen này đã vô tình khiến sữa xuống cấp, có thể chuyển màu, có vị chua và thậm chí gây ung thư.
Đồng thời, đun sữa quá 70 độ C không những mất vitamin rõ rệt mà canxi trong sữa sẽ bị kết tủa, một số protein sẽ bị biến tính dẫn đến lãng phí chất dinh dưỡng.
Do đó, bạn không nên đun sôi nữa. Đối với người lớn nói chung chung, uống sữa ở nhiệt độ phòng là đủ. Còn với trường hợp sữa được làm lạnh, sử dụng cho trẻ nhỏ, có thể làm nóng khoảng 50 độ trong 6 phút hoặc 70 độ trong 3 phút.
Bạn cũng không nên trộn đường với sữa ở nhiệt độ cao, sự kết hợp này tạo ra chất độc không tốt cho cơ thể. Nếu dùng sữa bột cũng nên pha bằng nước ấm, không nên pha nước đun sôi để đảm bảo dinh dưỡng và tốt hơn cho sức khỏe.
2. Uống sữa khi bụng đói
Không ít người, đặc biệt là người trẻ bận rộn hoặc đang giảm cân thường uống 1 ly sữa thay cho bữa sáng, bữa tối hoặc uống sữa khi chưa ăn gì.
Khoa học đã chứng minh uống sữa khi bụng đói dễ gây tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ do dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra bên ngoài. Khi bụng đói, axit dịch vị tiết ra nhiều, dịch vị dạ dày gặp casein trong sữa sẽ kết tủa, gây rối loạn tiêu hóa.
Mặt khác, uống sữa trong khi bụng rỗng sẽ tạo cảm giác “no giả”, khiến cho bạn không muốn ăn tiếp hoặc ăn không ngon miệng, dạ dày rơi vào trạng thái trống rỗng, dễ sinh bệnh. Chưa kể 1 số người tiêu hóa kém có thể bị đau bụng, thậm chí là ngộ độc nếu uống sữa với chiếc bụng rỗng.
3. Uống thuốc chung với sữa
Thực chất việc dùng sữa để thay thế nước khi uống thuốc hay uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc 1 thời gian ngắn có tác hại như nhau.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, điều này tạo một lớp màng bao phủ bên ngoài viên thuốc, ion canxi và ion magie trong sữa. Từ đó làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Thậm chí còn gây ra phản ứng ngộ độc, dẫn đến tử vong trong trường hợp nghiêm trọng.
Vì vậy tốt nhất là không bao giờ uống thuốc với sữa và tránh xa sữa trong khoảng thời gian 1 - 2 tiếng trước hoặc sau khi uống bất kỳ loại thuốc gì.
4. Uống sữa với hoa quả hoặc thực phẩm giàu protein
Sữa thường được nhiều người kết hợp với nhiều loại trái cây như dâu, chanh, cam, xoài để giảm cân và làm đẹp da. Tuy nhiên, 2 loại thực phẩm này có đặc tính hoàn toàn trái ngược, sữa đặc tính lạnh và trái cây nhiệt.
Khi hệ thống tiêu hóa hoạt động, rất dễ tạo ra các phản ứng khiến sữa kết tủa, gây mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột. Hậu quả là đau bụng, cảm lạnh, dị ứng, tiêu chảy. Nếu bạn muốn kết hợp với trái cây thì chuối, táo, bơ, đào, lê, đu đủ là những lựa chọn an toàn.
Cũng đừng nên chế biến chung hoặc uống sữa khi ăn các thực phẩm giàu protein như hải sản, thịt, cá… Bởi vì sữa đã là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nếu kết hợp với lượng protein quá nhiều sẽ làm quá tải, rối loạn hệ thống tiêu hóa. Với những người có hệ tiêu hóa kém, bệnh dạ dày thậm chí còn gây dị ứng, đau bụng dữ dội, ngộ độc.
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/4-sai-lam-khi-uong-sua-khien-loi-bien-thanh-hai-tham-chi-co-the-gay-mat-mang-nhung-nhieu-nguoi-mac-phai-20220419080953643.chn