2 loại cây có thể dùng làm cây bonsai

14:00' 08-06-2022
Nuôi hai loại hoa này nên để nó phơi gốc, lập tức trở nên cao cấp, nhân đôi giá trị.


    Đối với việc trồng hoa thông thường, miễn là nó được cho ăn, phát triển tươi tốt và có thể nở hoa là được, nhưng các chuyên gia về nuôi trồng hoa sẽ cẩn thận suy nghĩ về cách nuôi để nâng cao giá trị làm cảnh của nó.

    Ví dụ như hai loại hoa thường gặp trong cuộc sống, bản thân chúng rất phổ biến, nhưng nếu bạn phơi gốc ra bên ngoài và nuôi chúng lên thì chúng sẽ ngay lập tức trở thành cây cảnh, và càng nuôi càng có giá trị.

    Nuôi hai loại hoa này nên để nó phơi gốc, lập tức trở nên amp;#34;cao cấpamp;#34;, nhân đôi giá trị - 1

     

    Hoa sứ

    Hoa sứ còn được gọi bằng tên khác là bông sứ, cây thuộc họ Apocynaceae. Nguồn gốc xuất xứ của cây là từ Mexico, Venezuela, và vùng Trung Mỹ. Sau này, hoa sứ đã được du nhập nhiều sang các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khác trên thế giới và ngày càng trở nên phổ biến.

    Đặc điểm chung của các giống sứ là loại cây bụi, thường xanh, có thân cây mập mạp và mọng nước. Cây có gốc và bộ rễ lớn, phình to. Lá cây thuôn dài, phần đầu hơi tròn và mép xung quanh nhẵn. Lá có màu xanh bóng hoặc xanh xám, tập trung chủ yếu ở đầu cành. Cây thường sớm rụng lá nhất là vào mùa lạnh.

    Khi lá cây đã rụng gần hết, từ khoảng thời gian mùa xuân đến mùa hè, hoa sứ sẽ nở rộ. Hoa sứ gốc ban đầu thường có năm cánh mỏng tạo thành dạng phễu. Và chỉ có các loại màu cơ bản là trắng, hồng hoặc đỏ. Ngày nay, hoa sứ được lai tạo thành nhiều loại khác nhau, nên có đặc điểm mới là nhiều cánh kép và màu sắc cũng sặc sỡ hơn.

    Nuôi hai loại hoa này nên để nó phơi gốc, lập tức trở nên amp;#34;cao cấpamp;#34;, nhân đôi giá trị - 3

    Đây là loại cây ưa nắng và điều kiện thời tiết hanh khô, không ưa điều kiện môi trường lạnh giá hay ẩm ướt. Vì thế mà cây thích hợp trồng ở miền Nam Việt Nam thay vì trồng ở miền Bắc. Ngoài ra, hoa sứ là loài cây dễ uốn cành uốn lá nên hay được trồng trong chậu tạo thế thành cây sứ bonsai, không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn mang lại lợi ích kinh tế rất lớn.

    Cây lá ngọc cành vàng

    Cây lá ngọc cành vàng được nhiều người yêu thích vì vẻ đẹp của thân, lá, hoa, ý nghĩa phong thủy và sức sống mãnh liệt. Cây có nhiều ứng dụng trong trang trí nên càng được ưa chuộng.

    Thuộc họ lá bỏng, loài cây mọng nước, lá ngọc cần một lượng nước bình thường khi đất khô trong mùa hè, và cần rất ít nước trong mùa đông. Tưới nước quá nhiều sẽ khiến chúng bị mất lá và cuối cùng các thân cây mục nát đi.

    Nuôi hai loại hoa này nên để nó phơi gốc, lập tức trở nên amp;#34;cao cấpamp;#34;, nhân đôi giá trị - 4

    Mặc dù loài cây này có thể tồn tại nếu bị tưới nhiều nước, nhưng tốt nhất bạn nên tưới nước theo chu kỳ 10 - 20 ngày trong mùa hè, và thậm chí ít hơn (lên đến một tháng khô) vào mùa đông. Để đất khô giữa thời gian tưới nước là điều cần thiết cho cây lá ngọc cành vàng được phát triển khỏe mạnh. Nhiều nhà vườn thậm chí còn để đất khô, lá mất độ bóng mới tưới nước. 

    Khi trồng cây ta nên chú ý lót đáy chậu bằng xỉ than và cục đất to phía dưới, giúp chậu cây luôn ráo nước, không bị úng khi gặp mưa rào. Khi trồng dưới đất, ta nên tôn gốc cao lên khỏi mặt đất để chống úng. 



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Central Skylights Vùng: Dandenong. Phone: 9999 1526
Xem thêm

Cung cấp và lắp đặt giếng trời Velux skylights, rẻ và đẹp tại Melbourne


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/cay-canh-vuon/nuoi-hai-loai-hoa-nay-nen-de-no-phoi-goc-lap-tuc-tro-nen-cao-cap-nhan-doi-gia-tri-c283a520479.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ