Vùng đất bị cô lập ẩn dưới lớp băng Nam Cực sau 120.000 năm
Nơi này được tiếp xúc với ánh sáng và không khí lần đầu tiên sau 120.000 năm, tảng băng trôi khổng lồ kích thước bằng bang Delaware (Mỹ) đã vỡ ra vào tháng 7 năm ngoái.
Băng tan.
Tảng băng lớn gọi là A-68, ước tính nặng 1.000.000 tấn - bắt đầu tách ra khỏi thềm băng Larsen C thuộc Nam Cực cách đây nhiều thập kỷ, khi vết nứt nhỏ xuất hiện vào những năm 1960.
Trong nhiều năm, băng tan ra chậm chạp. Đến năm 2016 và 2017, băng mới tan vỡ ra nhanh chóng.
Vào tháng 7, khối băng trôi khổng lồ cuối cùng đã tách hoàn toàn khỏi kệ băng, trôi ra phía nam đại dương (cuối cùng nó tan chảy hết).
Khi khối băng di chuyển, để lộ ra vùng nước rộng lớn hơn 5.800 km2 vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng ban ngày.
Sinh vật sống trong băng Nam Cực.
Nhà sinh học biển BAS Katrin Linse, nói rằng: "Chúng tôi không biết gì về nó. Nó được bao phủ bằng kệ băng dày vài trăm mét. Điều quan trọng là chúng tôi tới đó một cách nhanh chóng trước khi môi trường dưới biển thay đổi, ánh sáng mặt trời lọt xuống nước và những loài mới bắt đầu xâm lấn".
Ông Linse và các nhà nghiên cứu tới đảo Falkland. Các nhà khoa học đại diện cho 9 cơ quan nghiên cứu riêng biệt sẽ nghiên cứu trên tàu BAS RRS James Clark Ross, sử dụng vệ tinh giám sát để giúp họ vượt qua vùng nước băng tuyết bị nhiễm khuẩn để đến đích xa xôi.
Giám đốc khoa học David Vaughan, nói: "Chúng ta cần phải táo bạo trong vấn đề này. Larsen C là con đường dài phía nam và có rất nhiều vùng biển đóng băng trong khu vực. Đây là nghiên cứu khoa học quan trọng, vì vậy chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để nhóm có được địa điểm họ cần."
Băng Nam Cực.
Trong chuyến đi 3 tuần, các nhà nghiên cứu sẽ thu thập các mẫu động vật biển, vi khuẩn, sinh vật phù du, trầm tích, và mẫu nước, ghi lại làm bằng chứng về động vật có vú sống ở biển hoặc chim đã di cư đến vùng nước biển. Đó là kế hoạch, nhóm nghiên cứu nhận ra rằng họ không biết gì về nơi đó.
"Chúng tôi đang đi vào một lĩnh vực mà chúng tôi không biết chúng tôi cần tìm gì. Và đây là điều thú vị" – ông Linse nói.
"Tôi hy vọng sẽ tìm thấy những động vật tương tự như con vật chúng tôi đã thấy ở vùng biển sâu. Vì thế, các loài động vật không được ăn thức ăn xanh, bởi vì không có thực vật phù du trong nước... Chúng tôi không biết cho đến khi nhìn thấy nó."
Điều chắc chắn là các nhà nghiên cứu còn tận dụng tối đa cơ hội chưa từng có này đến chừng nào có thể, bởi vì 100.000 năm mới có cơ hội quan sát.
Theo nhà sinh thái học hàng hải Julian Gutt từ Viện Nghiên cứu Địa cực và Hàng hải Alfred Wegener ở Đức - một trong những cơ quan tham gia chuyến đi này, nói rằng: "Tôi không thể tưởng tượng được sự dịch chuyển nhanh chóng đến thế trong điều kiện môi trường ở bất kỳ hệ sinh thái nào trên Trái Đất".
Nguồn bài và ảnh: Science Alert
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/phat-hien-the-gioi-an-duoi-lop-bang-nam-cuc-sau-120000-nam-20180222083716491.chn