VAR ra mắt túc cầu Anh trong... im lặng

16:50' 10-01-2018
Trận đấu giữa Brighton và Crystal Palace chứng kiến lần đầu tiên công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR - Video Assistant Referee) xuất hiện trong một sự kiện thi đấu chính thức ở Anh. Nhưng cũng như một cầu thủ ngồi dự bị suốt 90 trong trận đầu tiên được đăng ký, VAR đã không có cơ hội ghi dấu ấn trong màn ra mắt.


    VAR ra mắt bóng đá Anh trong... im lặng
    ảnh minh họa

    Chính xác hơn thì VAR có cơ hội trở thành trung tâm của sân khấu ở cuối trận. Trận đấu giữa Brighton và Crystal Palace diễn ra khá yên bình, hầu như không có tình huống nào có thể làm phát sinh tranh cãi cho tới phút 87, khi Glenn Murray ghi bàn thắng ấn định tỷ số 2-1 cho Brighton. Cầu thủ và CĐV của Crystal Palace đã phản ứng dữ dội trước bàn thắng ấy, họ cho rằng nó được Murray ghi bằng tay, và yêu cầu trọng tài Andre Marriner tham khảo ý kiến từ người trợ lý ảo VAR.

    Nhưng ông Marriner đã quyết định không sử dụng quyền được trợ giúp. Bàn thắng của Murray đã được công nhận. Sau trận, Rio Ferdinand, cựu cầu thủ M.U, người hiện đang tham gia bình luận trên truyền hình, cho rằng ông Marriner nên tham khảo ý kiến từ VAR. Bởi “đó là một pha bóng gây tranh cãi, không thể đưa ra được quyết định có thể thuyết phục tất cả”, ông nói. Tuy nhiên, cựu trọng tài Graham Poll thì tin rằng đồng nghiệp Marriner đã đúng khi tin vào trực giác và khả năng quan sát của bản thân. 

    Có gây tranh cãi hay không thì VAR cũng đã lỡ cơ hội ra mắt ở trận Brighton và Crystal Palace, trận đấu đầu tiên mà ban tổ chức một giải đấu ở Anh quyết định sử dụng VAR sau 18 tháng thử nghiệm và đào tạo. Nhưng VAR sẽ sớm được trao những cơ hội tiếp theo ở xứ sương mù, mà gần nhất là sẽ là trận bán kết Cúp Liên đoàn Anh giữa Chelsea và Arsenal đêm nay. Nếu được Ủy ban các liên đoàn bóng đá thế giới (IFAB), đơn vị chịu trách nhiệm điều chỉnh luật thi đấu bóng đá, thông qua vào tháng Ba tới, VAR có thể được sử dụng rộng rãi trong mọi trận đấu, không chỉ ở Anh.

    Trở lại với trận ra mắt... hụt của VAR. Trận này, ban tổ chức đã cho lắp đặt một màn hình nhỏ ở sát đường biên. Nếu trọng tài Marriner cảm thấy không chắc chắn với quyết định sắp tới của mình, ông có thể yêu cầu sự trợ giúp từ VAR bằng cách dùng ngón tay vẽ một hình chữ nhật tưởng tượng trên không. Trên bảng điện tử cũng sẽ xuất hiện dòng chữ “VAR Review” để thông báo cho các CĐV rằng trọng tài đang tham khảo VAR. Và “dấu hiệu” rõ ràng nhất là trận đấu sẽ bị gián đoạn, trung bình khoảng 2 phút cho một tình huống.

    Bàn thắng của Brighton trong trận gặp Crystal Palace đã không cần đến VAR

    Khi quyết định tham khảo VAR, các trọng tài có 2 lựa chọn: Xem lại tình huống một cách kỹ hơn để tự mình đưa kết luận, hoặc yêu cầu trợ lý video của mình ra quyết định thay. Ở trận Brighton - Crystal Palace, trợ lý video của ông Marriner là Neil Swarbrick, người sẽ không có mặt ở sân mà ở studio của Premier League đặt ở tận London. Ông Swarbrick có cơ hội đánh giá tình huống một cách đầy đủ nhất từ 12 đến 15 góc máy camera, chưa kể 4 camera ở mỗi khung thành. Xác suất để đánh giá sai là rất thấp.

    Nhưng thấp không có nghĩa là không có. Và tranh cãi vẫn xảy ra. Dù gì thì VAR cũng chỉ là công cụ hỗ trợ; ra quyết định cuối cùng vẫn là con người. Ở Serie A và Bundesliga, nơi VAR đã được sử dụng rộng rãi, có không ít quyết định được VAR hỗ trợ đã vấp phải sự phản đối từ các CĐV (tất nhiên của đội chịu bất lợi).



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Luật sư - Trạng sư?

Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn


Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2030983


Tin Mới Cập Nhật
Tin xem nhiều

Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ