Trào lưu mua đồ second-hand lên ngôi

20:00' 29-04-2022
Nhiều người mua quần áo đã qua sử dụng để hướng tới thời trang bền vững. Xu hướng này mất nhiều thời gian để phát triển lớn mạnh.


    Trong những năm gần đây, đồ cũ trở thành ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng. Họ hướng đến cửa hàng bán đồ second-hand do đại dịch làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, khoảng thời gian ở nhà giãn cách khiến người mua không còn muốn đầu tư vào những món đồ mới, đắt đỏ.

    Jacqueline Whitmore, chủ sở hữu của Copperhive Vintage ở Utah, Mỹ, cho biết: "Đồ second-hand rẻ, chất lượng tốt và độc đáo hơn nhiều. Chiếc váy này đã 60 năm tuổi, và nó vẫn trông thật tuyệt vời. Mọi người đang bắt đầu tìm mua những thiết kế như vậy".

    Cửa hàng của Jacqueline Whitmore nằm trong số những đơn vị bán lẻ hàng second-hand đang phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, cửa hàng này giúp giới trẻ ở Utah tiết kiệm tiền hơn.

    Mua đồ second-hand để bảo vệ môi trường

    Nhiều khách hàng tìm đến Copperhive Vintage do không thể mua được gì ở chuỗi cửa hàng bách hóa Nordstrom. Bên cạnh đó, một số người cảm thấy mệt mỏi khi phải đợi giao hàng.

    Những khách hàng này đến Copperhive Vintage để sắm trang phục đám cưới hoặc các thiết kế để mặc vào dịp quan trọng. Một số khách hàng trẻ tuổi tìm mua trang phục dạ hội.

    Xu hướng mua sắm đồ cũ đã phát triển trong gần một thập kỷ. Trào lưu này được thúc đẩy bởi những người mua sắm quan tâm đến môi trường. Họ cho rằng mua đồ second-hand là hành động quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và giúp kiểm soát ngành thời trang nhanh đang tăng đáng ngờ.

    "Tôi cảm thấy dễ chịu hơn khi mặc một thứ gì đó không ảnh hưởng đến môi trường. Chúng ta đang khiến môi trường ô nhiễm. Vì vậy, nếu có cách nào để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, tôi sẽ thử", Taylor Litwin, Giám đốc quản lý của tổ chức Cottonwood Canyons Foundation, nói. Taylor Litwin luôn cố gắng tìm mua những món đồ cũ độc quyền.

    Theo nghiên cứu được đăng tải trên Bloomberg, ngành công nghiệp thời trang chịu trách nhiệm cho 10% lượng khí thải nhà kính do con người gây ra và 20% nước thải toàn cầu. Ngành này sử dụng nhiều năng lượng hơn các ngành hàng không và vận chuyển cộng lại.

    Jacqueline Whitmore cho biết nhiều khách hàng tìm đến cô vì muốn thúc đẩy thời trang bền vững. Họ ngạc nhiên khi biết việc vận chuyển hàng dệt gây nên lượng khí thải lớn, các công ty tốn nhiều nước để tạo nên một thiết kế bằng denim.

    Hiện nay, ngay cả những thương hiệu thời trang lâu đời cũng bắt đầu tham gia phong trào bảo vệ môi trường. Điển hình là Levis Secondhand - chương trình mới của "gã khổng lồ quần jean" mua lại đồ cũ để tái sử dụng và bán lại.

    Trào lưu phổ biến nhờ người nổi tiếng

    Những năm gần đây, nhóm người có ảnh hưởng trên mạng xã hội tích cực lăng xê cho thời trang cổ điển.

    Hannah Ruth Zander là một người có ảnh hưởng lớn đến từ Utah. Cô quảng bá thời trang cổ điển thông qua tài khoản cá nhân - nơi Hannah đăng tải những bộ trang phục độc nhất vô nhị theo phong cách hoài cổ.

    Zander cho rằng những người có ảnh hưởng đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thời trang second-hand phát triển.

    "Trong đại dịch, mọi người thực sự chỉ mặc đồ thể thao. Khi khoảng thời gian giãn cách kết thúc, tôi nghĩ rằng không ai muốn tiếp tục mặc những món đồ xuề xòa. Giờ đây, mọi người cuối cùng cũng có thể ra ngoài đi chơi với bạn bè và mặc những bộ trang phục dễ thương. Đồ second-hand là một cách hay để thể hiện cá tính của họ", Zander nói.

    Zander nhận thấy trang phục cổ điển phù hợp cùng với xu hướng tối đa - nét thẩm mỹ hoa lệ, tạo dấu ấn qua các họa tiết và màu sắc xung đột.

    Mô hình giao dịch

    Tại Pibs Exchange, một cửa hàng bán lẻ đồ cũ, khách hàng có thể đổi quần áo lấy tiền mặt.

    "Tôi thích bán quần áo của mình và tìm mua những thứ mới mẻ", Miranda Lewin, người đã mua, bán đồ cũ trong tám năm cho biết.

    Su that ve trao luu mua quan ao cu anh 5

    Miranda Lewin thường xuyên tìm mua những món đồ second-hand để có vẻ ngoài độc đáo. Ảnh: DeseretNews.

    Những thiết kế cổ điển có đồ bền cao được chào đón tại cửa hàng Pibs Exchange. Hành động mua, bán đồ cũ liên quan đến văn hóa tiết kiệm. Nhiều người đầu tư vào một món đồ có chất lượng tốt. Sau đó, họ sẽ để lại cho con cháu hoặc bán lại. Những người này nhận thức được rằng họ không phải chủ nhân cuối cùng của món đồ.

    Lewin, một nhạc sĩ tại Utah, thường xuyên đến cửa hàng Pibs Exchange để tìm những món đồ biểu diễn hay ho. Quần áo second-hand giúp cô có tạo hình độc đáo. Bên cạnh đó, Lewin nhận thức được rằng thời trang giúp gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả.

    Nhưng hơn cả một vẻ ngoài độc đáo, Lewin tin rằng đầu tư vào đồ second-hand sẽ đóng góp công sức vào việc duy trì những giá trị truyền thống và tôn vinh trào lưu tiết kiệm.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
St Albans Heights Primary School Vùng: St Albans. Phone: 9366 4211
Xem thêm

Chúng tôi cố gắng giúp tất cả học sinh phát triển thành những người tự tin trong quá trình học tập lâu dài.


Article sourced from NEWS.

Original source can be found here: http://news.zing.vn/trao-luu-mua-quan-ao-cu-post1312980.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ