Trái đất có thể phải hứng chịu kỷ băng hà mini
Hình ảnh so sánh khi có và không có vết đen Mặt trời. Ảnh NASA
Trong một cáo của mình, NASA đã công bố một số bức ảnh cho thấy đang rơi vào giai đoạn "yên bình nhất", điều đó có nghĩa là Mặt trời đang ít hoạt động, ngày một lạnh và tối hơn.
Theo những bức ảnh của NASA, Mặt trời giống như một khối cầu tròn và bình lặng, không xuất hiện những vết đen Mặt trời (sunspot) trên đó nữa. Vết đen Mặt trời là các khu vực tối trên bề mặt Mặt trời, xảy ra do biến đổi từ trường cực mạnh. Nếu không có vết đen, đồng nghĩa là Mặt trời đang hoạt động rất ít.
Theo phân tích của các chuyên gia, Mặt trời có chu kỳ hoạt động khoảng 11,2 năm, mỗi chu kỳ có 2 giai đoạn: Solar Max và Solar Minimum, tạm dịch là cực đại và cực tiểu.
Ở giai đoạn cực đại, những cơn bão Mặt trời cực mạnh sẽ liên tục xảy ra, gây rối loạn các thiết bị điện trên Trái đất. Còn tại cực tiểu, Mặt trời sẽ trở nên bình yên và tĩnh lặng, thậm chí có những thời điểm không có vết đen Mặt trời nào hiện lên - giống như thời điểm bây giờ.
Hiện tại Trái đất đang ở vào chu kỳ 24 - Cycle 24 bắt đầu từ năm 2008 (Các chu kỳ được tính từ năm 1750, thời điểm có thể ghi lại hoạt động của Mặt trời) và đang ở giai đoạn cực tiểu. Việc Mặt trời trở nên bình lặng hơn có thể nói đã bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện của nhân loại nhưng lại ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ Trái đất.
Trái đất có thể phải hứng chịu kỷ băng hà mini. Ảnh minh họa
Lịch sử từng ghi nhận giai đoạn cực tiểu dài nhất của Mặt trời với tên gọi - Maunder minimum lên tới 70 năm (1645-1715). Nó trùng với kỷ băng hà mini xảy ra trên Trái đất - thời kỳ mùa đông của Bắc bán cầu trở nên cực lạnh, nhiệt độ lạnh đến mức khiến sông Thames tại Luân Đôn đóng băng.
Theo dự đoán của NASA, giai đoạn cực tiểu của Mặt trời hiện nay có khả năng tiếp diễn ít nhất là đến năm 2030, Trái đất sẽ rơi vào thời kỳ lạnh tê tái. Ở chu kỳ số 26 (diễn ra vào 2030 - 2040), hiện tượng Maunder minimum - hay kỷ băng hà mini có thể sẽ xảy ra.
Hội chợ Tết St Albans 2024
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2072209