Trắc nghiệm tâm lý: Vì sao sự thông minh, thấu đáo đôi khi lại khiến bạn gặp khó khăn?
Dưới đây là 4 bức hình hoa với các màu sắc khác nhau. Hãy xem bạn thích màu nào hơn, câu trả lời tiết lộ lý do vì sao sự thông minh, thấu đáo đôi khi lại khiến bạn gặp khó khăn:
A: Mất đi hứng thú
Đôi khi, bạn nhận ra mình không còn hứng thú với nhiều việc nữa. Chính là vì bạn đã nhìn thấu mọi chuyện quá nhanh, nắm bắt được bản chất ngay lập tức.
Điều này cũng giống như việc chơi game, ban đầu thấy mới lạ, thú vị, nhưng chơi một hồi, bạn phát hiện ra chỉ có vài chiêu trò lặp đi lặp lại, hiểu ra vấn đề là mất hứng. Hoặc như xem phim, một số tình tiết vừa mở đầu bạn đã đoán được kết thúc, vậy là chẳng còn thiết tha xem tiếp nữa.
Cảm giác mất hứng thú với một điều gì đó thật ra rất tinh tế. Bạn hiểu rõ trong lòng, nhưng không cần thiết phải nói ra, mọi người ngầm hiểu là được rồi. Dẫu sao, việc nhìn thấu bản chất cho thấy bạn là người khôn ngoan. Trí tuệ này giống như một lớp "áo giáp bảo vệ", giúp bạn nhận thức thế giới một cách rõ ràng hơn.
B: Năng lượng tiêu cực
Khi quá dễ dàng nhìn thấy mặt tối của bản chất con người, bạn rất dễ rơi vào cảm xúc tiêu cực. Trong cuộc sống, những chuyện ích kỷ, vụ lợi, giả dối, một khi nhìn thấy quá nhiều, lòng bạn như bị đè nặng bởi một tảng đá lớn.
Chẳng hạn như bạn tốt bụng giúp đỡ người khác, nhưng đối phương lại vì lợi ích mà giở trò sau lưng, điều này thật khiến người ta nản lòng. Hay khi chứng kiến ai đó thờ ơ, vô cảm trước khó khăn, chỉ biết nghĩ cho bản thân, những khoảnh khắc ấy sẽ khiến bạn cảm thấy thế giới sao mà u ám. Dần dần, bạn có thể bắt đầu nghi ngờ, thất vọng về bản chất con người, dần trở nên tiêu cực.
Nhưng đừng quên, việc bạn có thể nhìn thấy những mặt tối này lại chính là minh chứng cho trí tuệ của bạn. Trí tuệ này là con dao hai lưỡi, dù mang lại nỗi đau nhưng cũng khiến bạn tỉnh táo. Bạn cần học cách dùng trí tuệ này để xua tan những u ám.
Hãy tin tưởng vào bản thân, mang theo trí tuệ này, với thái độ tích cực để đón nhận cuộc sống, đối mặt với mọi điều trên thế gian.
C: Cô lập trong mối quan hệ
Bạn có nhận thấy đôi khi vì một số đặc điểm nào đó, những người xung quanh cảm thấy bạn khó gần, thậm chí là cô lập bạn không? Có lẽ bạn có những suy nghĩ độc đáo, phong cách làm việc khác biệt với số đông, hoặc có yêu cầu khắt khe với mọi việc. Điều này trong mắt người khác trở thành lý do khiến bạn khó tiếp cận.
Nhưng thử nhìn từ một góc độ khác, việc bạn có thể kiên định với bản thân là trí tuệ của bạn. Chỉ là, chúng ta cần học cách sử dụng trí tuệ này đúng chỗ. Hãy thử trở nên khéo léo hơn, không phải để chạy theo số đông mà là trên cơ sở kiên định nguyên tắc, hãy suy nghĩ nhiều hơn đến cảm nhận của người khác.
Hãy dùng trí tuệ để cân bằng mối quan hệ giữa bản thân và người khác, vừa giữ được nét riêng của mình, vừa hòa hợp được với mọi người xung quanh, trở thành cao thủ trong giao tiếp.
D: Khó khăn trong quyết định
Bạn có thường cảm thấy như vậy không, đến lúc đưa ra lựa chọn là lại đặc biệt do dự? Tại sao? Vì bạn nhìn thấy quá rõ những ưu và nhược điểm của từng lựa chọn.
Giống như khi tìm việc, một vị trí lương cao nhưng áp lực lớn, làm thêm giờ nhiều; một vị trí khác thì nhẹ nhàng hơn nhưng lương ít. Bạn biết rõ rằng chọn lương cao thì kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng cơ thể sẽ không chịu nổi; chọn công việc nhẹ nhàng thì áp lực cuộc sống ít hơn, nhưng lại lo lắng sau này kinh tế không thoải mái. Cứ cân nhắc như vậy, trong đầu bạn như có 2 người đang cãi nhau, mãi không quyết định được.
Khó khăn trong việc đưa ra quyết định này quả thật đau đầu, nhưng nhìn theo hướng tích cực, điều này cho thấy bạn là người thấu đáo, có tầm nhìn xa. Nhớ rằng, khả năng xem xét mọi khía cạnh của vấn đề, đó chính là trí tuệ.
(*) Thông tin trong bài mang tính tham khảo, giải trí.

Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/eva-tam/trac-nghiem-tam-ly-vi-sao-su-thong-minh-thau-dao-doi-khi-lai-khien-ban-gap-kho-khan-c66a636303.html