Tổ chức Ân xá dùng ảnh 'đầy sạn' để phản ánh bạo lực tại Colombia
Trong khi sự tàn bạo có hệ thống mà cảnh sát Colombia dùng để dập tắt các cuộc biểu tình trên toàn quốc năm 2021 là có thật và được ghi lại đầy đủ, những bức ảnh gần đây được Tổ chức Ân xá Quốc tế sử dụng để nêu bật vấn đề thì không.
Nhóm vận động nhân quyền quốc tế này đã hứng chỉ trích gay gắt vì đăng những hình ảnh do trí tuệ nhân tạo (AI) vẽ ra để quảng bá các báo cáo của họ trên phương tiện truyền thông xã hội. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã xóa những bức ảnh này.
Hình ảnh "đầy sạn"
Những hình ảnh, trong đó có một người phụ nữ bị cảnh sát lôi đi, mô tả cảnh tượng trong các cuộc biểu tình quét qua Colombia vào năm 2021.
Tuy nhiên, chưa cần nhìn kỹ vào bức ảnh, bất cứ ai cũng có thể nhận thấy có gì đó không ổn.
Khuôn mặt của những người biểu tình và cảnh sát được làm mịn và cong vênh, tạo cho hình ảnh một sự thiếu chân thực rõ rệt.
Lá cờ choàng qua vai người biểu tình gồm đúng ba màu trên quốc kỳ nước này là đỏ, vàng và xanh lam - nhưng sai thứ tự và đồng phục cảnh sát trong bức ảnh cũng bị lỗi thời.
Không khó để nhận ra nhiều điểm không đúng trong bức ảnh do AI tạo ra được Tổ chức Ân xá Quốc tế dùng để đăng cùng báo cáo trên mạng xã hội. Ảnh: Amnesty International. |
Tổ chức Ân xá Quốc tế và các nhà quan sát khác đã ghi nhận hàng trăm trường hợp vi phạm nhân quyền do cảnh sát Colombia thực hiện trong làn sóng bất ổn vào năm 2021, trong số đó có bạo lực, quấy rối tình dục và tra tấn.
Nghiên cứu của họ đã nâng cao nhận thức về sự mạnh tay của cảnh sát Colombia và góp phần vào sự chấp nhận ngày càng tăng về nhu cầu cải cách.
Tuy nhiên, các phóng viên ảnh và học giả truyền thông cảnh báo rằng việc sử dụng hình ảnh do AI tạo ra có thể làm suy yếu công việc của chính Tổ chức Ân xá và nuôi dưỡng các thuyết âm mưu.
“Chúng ta đang sống trong một thời đại phân cực cao với những tin tức giả mạo tràn ngập, khiến mọi người đặt câu hỏi về độ tin cậy của các phương tiện truyền thông. Và như chúng ta đã biết, trí tuệ nhân tạo có lừa dối. Uy tín của quý vị sẽ như thế nào khi quý vị bắt đầu xuất bản những hình ảnh là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo?”, Juancho Torres, một phóng viên ảnh ở Bogotá, nói.
Bảo vệ người biểu tình?
Ít nhất 38 dân thường đã bị lực lượng cảnh sát giết hại trong cuộc đình công toàn quốc năm 2021, bắt nguồn từ một cuộc cải cách thuế không được lòng dân và sau đó bị cảnh sát phản ứng bạo lực.
Trong các trường hợp được tổ chức Temblores có trụ sở tại Bogotá ghi nhận, phụ nữ bị bắt cóc, đưa đến các tòa nhà tối tăm và bị các nhóm cảnh sát cưỡng hiếp.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết họ sử dụng các bức ảnh hiện trường trong các báo cáo trước đó nhưng đã chọn dùng các hình ảnh do AI tạo ra để bảo vệ những người biểu tình khỏi sự trừng phạt có thể xảy ra.
Để tránh gây hiểu lầm cho công chúng, các hình ảnh có kèm văn bản nêu rõ chúng được tạo ra bởi AI.
“Chúng tôi đã xóa những hình ảnh khỏi các bài đăng trên mạng xã hội vì không muốn những lời chỉ trích về việc sử dụng hình ảnh do AI tạo ra làm loãng thông điệp cốt lõi ủng hộ các nạn nhân và lời kêu gọi công lý của họ ở Colombia”, bà Erika Guevara Rosas, giám đốc phụ trách châu Mỹ tại Tổ chức Ân xá, cho biết.
“Tuy nhiên, chúng tôi nghiêm túc xem xét những lời chỉ trích và muốn tiếp tục cam kết để đảm bảo rằng chúng tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa và vai trò của chúng tôi trong việc giải quyết các tình huống khó xử về đạo đức do việc sử dụng công nghệ gây ra”.
Người dân tham gia biểu tình để đánh dấu Ngày Quốc tế Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ, ở Bogotá, Colombia, vào ngày 25/11/2022. Ảnh: Reuters. |
Ông Gareth Sella, một người mù mắt trái vì bị sĩ quan cảnh sát ở Bogotá bắn bằng một viên đạn cao su trong cuộc biểu tình, thừa nhận sự cần thiết của việc giữ kín danh tính của những người biểu tình nhằm bảo vệ họ khỏi phải ngồi tù vì những cáo buộc thổi phồng.
“Như Liên Hợp Quốc đã ghi nhận, lực lượng cảnh sát đã tiếp tục truy đuổi những người biểu tình và hơn 100 người đang ngồi tù, nhiều người phải chịu các bản án không tương xứng, chẳng hạn như khủng bố. Đối với tôi, việc che giấu danh tính có vẻ hợp lý vì hai năm sau chúng tôi tiếp tục sống trong nỗi sợ hãi rằng chúng tôi có thể bị bỏ tù bất cứ lúc nào hoặc thậm chí là họ sẽ đuổi theo chúng tôi trên đường phố”, ông Sella nói.
Các hình ảnh do AI tạo ra bằng cách ghép các bức ảnh do con người chụp trước đó lại với nhau để tạo ra những bức ảnh mới, đặt ra câu hỏi về vấn đề đạo văn và trong hình ảnh báo chí cũng như tương lai của ngành này.
Ông Torres cho biết việc Tổ chức Ân xá sử dụng hình ảnh AI là một sự xúc phạm đối với các phóng viên ảnh đưa tin về các cuộc biểu tình từ hiện trường.
“Sức mạnh của một nhà báo là tái hiện thực tế và những gì họ nhìn thấy - điều mà trong cuộc đình công toàn quốc, nhiều phóng viên, phóng viên ảnh và quay phim đã liều mạng để làm. Một người bạn của tôi bị mất một mắt. Sử dụng hình ảnh AI không chỉ làm mất đi tính chân thực đó mà còn làm mất đi sự kết nối giữa nhà báo và người dân”, ông nhấn mạnh.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đang gửi 1.500 binh lính tới tăng cường nguồn lực ở biên giới phía nam trước dự báo gia tăng người di cư.
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from NEWS.
Original source can be found here: https://news.zing.vn/bao-luc-o-colombia-co-that-nhung-to-chuc-an-xa-dung-anh-ai-post1427658.html