Tiết lộ những khó khăn khi đặt password dường như ai cũng gặp phải
Theo một báo cáo mới đây từ hãng bảo mật Kaspersky Lab, ngày nay, chúng ta đăng nhập vào các tài khoản trực tuyến mọi lúc mọi nơi, từ việc chuyển tiền giữa các tài khoản ngân hàng đến việc mua sắm, đặt thức ăn, kiểm tra thời tiết hay đặt taxi,... Sẽ ra sao nếu bạn bất ngờ không thể đăng nhập vào tài khoản mình cần?
Có một thực tế hiện nay: Đặt password khó thì dễ quên, password dễ thì dễ bị hack.
Kaspersky Lab phát hiện ra rằng, mọi người đang ngày càng phải đối mặt với một tình trạng khó xử, đó là làm thế nào để lựa chọn mật khẩu cho mình. Một số người sử dụng các mật khảu mạnh và khác nhau cho mỗi tài khoản để tránh bị hack, nhưng lại có nguy cơ quên mật khẩu. Một số người khác chọn các mật khẩu dễ nhớ thì lại dễ dàng bị tội phạm mạng để ý.
Theo nghiên cứu của công ty an ninh mạng, nhiều người dùng hiểu được sự cần thiết của mật khẩu mạnh cho tài khoản của họ. Khi được hỏi về ba tài khoản trực tuyến nào yêu cầu mật khẩu mạnh nhất, 63% người dùng lựa chọn tài khoản ngân hàng trực tuyến, 42% chọn ứng dụng thanh toán (bao gồm ví điện tử) và 41% chọn tài khoản mua sắm trực tuyến.
Tuy nhiên, khó khăn trong việc ghi nhớ tất cả các mật khẩu mạnh này có nghĩa là mọi người có thể quên chúng và vẫn bị khóa tài khoản như thường. Theo nghiên cứu, 38% người dùng không thể nhanh chóng khôi phục mật khẩu của tài trực tuyến sau khi mất chúng. Điều này có thể dẫn đến cảm giác thất vọng hoặc căng thẳng nếu họ không thể thực hiện các hoạt động bình thường ngay lập tức.
Về việc lưu trữ mật khẩu, 51% người dùng lưu trữ mật khẩu thiếu an toàn, và 23% trong số đó viết mật khẩu trong một mục ghi chú để họ không quên, điều này gây nguy hiểm đến sự an ninh mạng của họ.
Ngược lại, để tránh việc phải khổ sở nhớ những mật khẩu dài, người dùng có xu xướng tạo ra những thói quen thiếu an toàn. Ví dụ, 10% sử dụng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản. Nếu không may tội phạm mạng lấy được mật khẩu của một tài khoản thì dĩ nhiên là hacker có thể xâm nhập tất cả các tài khoản còn lại.
Thật vậy, 17% người dùng được khảo sát đã phải đối mặt với nguy cơ, hoặc đã có một tài khoản trực tuyến bị tấn công trong 12 tháng qua. Email là tài khoản bị nhắm đến nhiều nhất (41%), tiếp theo là mạng xã hội (37%), tài khoản ngân hàng (18%) và tài khoản mua sắm (18%).
Có thể sử dụng tính năng Password Manager của Kaspersky Lab để lưu trữ mật khẩu an toàn.
Để quản lý mật khẩu tốt hơn, người dùng có thể sử dụng tính năng Kaspersky Password Manager. Với tính năng này, người dùng chỉ cần nhớ một mật khẩu chính để truy cập vào tất cả các tài khoản. Thông qua tài khoản My Kaspersky miễn phí, người dùng còn có thể tìm lại nhanh mật khẩu bằng bất kỳ thiết bị nào ở bất kỳ đâu. Ngoài ra, giải pháp này còn có tính năng tạo mật khẩu tự động, giúp tạo ra mật khẩu mạnh khiến hacker phải đau đầu.
Article sourced from 24H.
Original source can be found here: http://www.24h.com.vn/cong-nghe-thong-tin/tiet-lo-nhung-kho-khan-khi-dat-password-duong-nhu-ai-cung-gap-phai-c55a931035.html