Tết Đoan ngọ, cồn cào nhớ ốc gạo Tân Phong
Đặc sản ốc gạo Tân Phong ngọt giòn
Vào dịp mùng 5-5 âm lịch (hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ), Tân Phong lại đầy ắp ụ khách du. Khách đến đây cứ làm theo điệp khúc: tắm cồn - ăn ốc gạo là đủ sướng.
Nằm lẻ loi giữa dòng sông Tiền mênh mông, cù lao Tân Phong quanh năm được phù sa bồi đắp nên xung quanh có nhiều bãi đất cát pha bùn, là nơi lý tưởng để loài ốc gạo sinh sống. Ốc gạo Tân Phong nổi tiếng ngon bởi vị ngọt của thịt ốc thấm đượm vị phù sa của sông Tiền nên có câu cao dao được truyền miệng như "Ốc Cồn Tre hai người đè, một người lể".
Kết quả khảo sát của Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tiền Giang, ốc gạo đẻ từ tháng 7 âm lịch năm trước và đến tháng 4-5 âm lịch năm sau là đủ lớn để thu hoạch. Thời gian này, ốc gạo mang trứng và phát triển thành ốc con ngay trong cơ thể của chúng. Ốc gạo có một đặc tính di cư kỳ lạ hình thành theo bản năng sinh sản của chúng là vào mùa sinh sinh sản thì vào bờ, đào hang; còn ốc con sau khi được sinh ra khoảng một tháng tuổi thì lại di chuyển ra giữa sông để sống. Khi nước chảy thì ốc gạo vùi mình vào đất, khi nước đứng thì ngoi đầu bò ra kiếm các phiêu sinh vật để ăn.
.
Ốc gạo đang có nguy cơ bị khai thác tiệt chủng
.
Ốc gạo có vỏ trắng xanh, xoáy tròn, phía sau ốc có phần chóp nhọn, ốc lớn bằng đầu ngón tay, khi trưởng thành ốc gạo lớn bằng hột mít, những con ốc nhỏ bằng đầu ngón tay út có vỏ ngũ sắc sáng lóng lánh, vỏ ốc sạch, ánh lên màu trắng pha hồng. Khi nấu chín dưới yếm hiện ra một cục mỡ nhỏ như hạt gạo.
Ốc gạo ở Cồn Tre sống ở vùng cát sa nên ốc to, vỏ màu xanh ngọc, ruột đầy. Trong ruột của giống ốc này thường có nhiều con nhỏ như hạt gạo, nhất là mùa sinh sản ốc càng béo, ngọt, khi nhai giòn rụm. Loài ốc gạo ngon và lành hơn những ốc khác ở chỗ không có nhớt. Ốc gạo thịt trắng đục, béo thơm thịt ốc có vị ngọt, giòn có hương thơm. Ốc gạo tuy nhỏ nhưng thịt thơm, ngon, ốc gạo ngon nhất là vào thời điểm tháng Năm (âm lịch), con mập, thịt béo và giònTrong ẩm thực, ốc gạo là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như ốc gạo xào dừa, ốc gạo xào sả ớt, làm nhân bánh xèo, nấu lẩu mắm, luộc chấm nước mắm tỏi ớt, gỏi ốc gạo trộn với dừa nạo, gỏi ốc gạo chuối cây….và bánh xèo ốc gạo.
Để bắt được ốc gạo, người dân ở vùng này phải ngâm mình dưới nước để mò hoặc đãi ốc, đàn bà và trẻ em thường mò gần mé bờ, còn đàn ông đãi ốc ở xa hơn. Đãi ốc là dùng một túi bằng lưới để cào ốc lẫn đất bùn ở đáy rồi mang lên để đãi sạch lấy ốc. Ở những vùng nước sâu, người đãi phải nín thở, lặn xuống cào một hơi rồi trồi lên để thở rồi lặn tiếp.
Những năm trước đây, ốc gạo ở cồn Tre của cù lao Tân Phong nhiều vô số kể. Đến mùa ốc là cả làng ra bắt ốc để làm kế sinh nhai. Vài năm trở lại đây, ốc gạo Tân Phong đã giảm đáng kể bởi nhiều lý do như môi trường sống bị thay đổi do nạn hút cát lậu ở sông Tiền; tình trạng khai thác bừa bãi của người dân vì lợi nhuận từ đặc sản này được ưa chuộng…
Để đặc sản ốc gạo Tân Phong tránh nguy cơ bị khai thác tiệt chủng, thiết nghĩ ngành chức năng cần có một số phương án để bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn đặc sản ốc gạo. Trước hết là phương án quy hoạch khai thác và bảo tồn đa dạng sinh học ốc gạo; cấm khai thác ốc gạo trong mùa sinh sản chính; đặc biệt nên có phương án mô hình sản xuất lồng ghép ốc gạo.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1793270