Tất tần tật những lợi ích cho bà bầu khi ăn mía
Dưới đây là 4 lợi ích cho bà bầu khi ăn mía:
1. Hỗ trợ tiêu hóa
Khi mang thai, chị em thường hay gặp nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa như chứng táo bón, trĩ,,… Các mẹ giờ đây không cần phải lo lắng về vấn đề này nữa vì đã có mía “lo liệu”. Chất kali có trong nước mía giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.
Mía mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
2. Làm sạch răng miệng
Vấn đề về vệ sinh răng miệng khi mang thai là điều rất quan trọng bởi có khoảng 90% các loại vi khuẩn lây qua con đường này và sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé yêu của bạn. Các khoáng chất có trong mía giúp làm sạch răng, miệng, thông mát vòm họng, yết hầu.
3. Cung cấp lượng chất khoáng và vitamin cần thiết
Các nghiên cứu đã cho thấy trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70% còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ. Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu, hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.
4. Giảm ốm nghén
Vào 3 tháng đầu thai kỳ là lúc bà bầu hay bị các cơn ốm nghén hành hạ. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần phải lo lắng nữa vì mía có thể cải thiện tình trạng này. Mẹ có thể chặt mía thành từng khúc nhỏ và nhai lấy nước hoặc lấy một ít nước mía hòa với một chút nước gừng, chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày, mẹ bầu sẽ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều.
5. Chữa cúm an toàn cho bà bầu
Trong mía có chứa một lượng chất chống oxi hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống một số loại bệnh do virus gây ra, đặc biệt là cảm cúm ở bà bầu. Nếu mẹ bầu bị sốt thì không nên uống thuốc ngay mà có thể ăn mía hoặc uống nước mía để giảm cúm an toàn.
Mẹ nên ăn mía vừa phải, hợp lý vì đây là loại thực phẩm nhiều đường. (Ảnh minh họa)
Tuy mía mang lại nhiều lợi ích như vậy nhưng mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau khi ăn hoặc uống nước mía để tránh gây hại cho sức khỏe của bản thân và em bé trong bụng:
- Chỉ ăn múa khoảng 3 lần/tuần vì mía có hàm lượng đường cao dễ khiến mẹ bầu bị tăng cân và nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Với những mẹ đang trong thời gian theo dõi tiểu đường thai kỳ thì càng cần lưu ý hơn, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.
- Không ăn mía khi bị tiêu chảy bởi nó sẽ khiến tình trạng bệnh của mẹ nặng hơn.
- Tuyệt đối không ăn mía đã đổi màu: Cây mía đã bị đổi màu khác thường, hoặc có một đoạn bắt đầu bị hỏng, thối rữa dù do bất cứ nguyên nhân nào thì độc tính của nó đều rất cao. Lúc này cây mía có thể chứa độc tố thần kinh 3-Nitropropionic acid, nếu trúng độc có thể gây ra tổn thương cho hệ thống thần kinh.
- Mẹ không nên ăn mía ướp lạnh vì có thể làm ê răng và lạnh bụng.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: http://eva.vn/https://eva.vn/ba-bau/ba-bau-an-mia-duoc-ca-ta-loi-ich-nhung-phai-nho-dieu-nay-de-khong-gay-hai-c85a393674.html