Tác dụng khăn giấy mà chắc chắn bạn chưa biết!
1. Làm sạch râu ngô
Nếu bạn ghét nhặt rau ngô sau khi lột bỏ lớp vỏ ngoài của bắp ngô tươi thì bạn có thể thở phào. Hãy dùng một tấm khăn giấy bọc lấy bắp ngô và dùng tay xoa nhẹ khắp bề mặt của bắp ngô. Sau đó dùng chính khăn giấy đó lau lại bắp ngô. Giờ thì bắp ngô đã sẵn sàng để chế biến rồi đấy!
2. Loại bỏ bớt mỡ cho nồi nước dùng
Bạn có thể sử dụng khăn giấy để hấp thụ bớt phần chất béo trên bề mặt của nước canh và súp. Và đây là cách: Đặt nồi nước dùng vào trong bồn rửa (để dễ vệ sinh phần nước dùng có thể văng bắn ra bên ngoài trong quá trình bạn thao tác). Đặt một cái rây vào nồi mới và đặt một tấm khăn giấy vào bên trong rây rồi đổ nước dùng vào rây đã được lót khăn giấy. Bạn sẽ thấy chất béo vẫn giữ ở trong khăn trong khi nước dùng thì trong hơn.
3. Giữ rau tươi lâu hơn
Mặc dù đã được lưu trữ trong tủ lạnh nhưng không ít lần bạn cảm thấy khó chịu khi mở hộp rau ra lại thấy rau đã úa vàng và mủn nát. Có thể bạn không biết rằng tấm khăn giấy mỏng manh lại có thể là trợ thủ trong tình huống này. Hãy lót khăn giấy vào hộp thực phẩm trước khi cho rau vào để bảo quản. Khăn giấy hấp thụ độ ẩm vốn là nguyên nhân khiến rau quả hay trái cây bị thối rữa, nhờ đó chúng lưu trữ được lâu hơn.
4. Làm sạch dụng cụ mở hộp
Bánh răng của dụng cụ mở hộp thường bị dính thực phẩm trong quá trình mở hộp nhưng lại rất khó làm sạch triệt để bởi cách rửa bằng miếng rửa bát như bình thường. Vậy làm cách nào? Hãy làm sạch dụng cụ mở hộp bằng cách "mở" khăn giấy. Chồng xếp nhiều lớp hoặc gập đôi tấm khăn giấy để tạo độ dày, sau đó dùng dụng cụ mở hộp để cắt trực tiếp lên lớp khăn giấy. Nó sẽ làm sạch bụi bẩn và dư thừa thực phẩm khi bánh xe cắt ngang.
5. Giữ bánh đông lạnh khỏi bị sũng nước
Hãy đặt một tấm khăn giấy vào túi bánh mỳ trước khi bạn làm đông lạnh. Nó sẽ hấp thụ độ ẩm giúp bánh mỳ khỏi bị tình trạng "sũng nước" trong quá trình đông lạnh.
6. Giữ nồi bằng gang không gỉ
Bạn có thể ngăn chặn tình trạng rỉ sét lây lan giữa các dụng cụ bằng gang khi lưu trữ chúng gần nhau trong tủ hay trên kệ. Sau khi đã được lau chùi sạch sẽ, đặt một cái khăn giấy ngăn cách trong mỗi lớp để hấp thụ độ ẩm. Nắp nồi cũng được để riêng biệt với thân nồi và phân cách nhau bằng một lớp khăn giấy.
7. Kiểm tra tính khả thi của hạt giống cũ
Bạn vừa mới tìm thấy một gói hạt giống cách đây hai năm. Nếu bạn đang phân vân vì không biết hạt giống đó có còn hay hết hạn sử dụng. Để khẳng định chắc chắn, bạn hãy xếp hạt giống vào giữa hai lớp khăn giấy. Sau đó che phủ thêm hai lớp khăn giấy đã được làm ẩm. Trong hai tuần tiếp theo, phun ẩm khăn giấy liên tục và tiếp tục kiểm tra hạt giống. Nếu phần lớn hạt mọc, hãy trồng phần hạt còn lại vào đất trong vườn của bạn.
8. Làm sạch máy may
Sau khi điều chỉnh và tra dầu máy may, một ít dầu mỡ vương lại trong máy có thể bám dính vào vải vóc làm sau đó. Đừng lo lắng về dầu mỡ có thể làm hỏng dự án may của bạn. Sử dụng khăn giấy và may dập một vài hàng lên khăn giấy trước. Giấy sẽ làm sạch bất kỳ dầu mỡ còn lại nào, giúp máy may sạch sẽ để bạn tiếp tục việc may vá.
Article sourced from AFAMILY.
Original source can be found here: http://afamily.vn/tac-dung-khan-giay-ma-chac-chan-ban-chua-biet-20170428000219568.chn