Tác dụng của lá hẹ trong hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Hẹ chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cho giấc ngủ và sức khỏe của xương. Một số nghiên cứu cũng đã liên kết các hóa chất trong hẹ và các loại rau thuộc chi allium khác với tác dụng chống ung thư.
Dinh dưỡng trong lá hẹ
Ăn hẹ có thể giúp cải thiện giấc ngủ và sức khỏe. Hẹ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Chúng có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, bao gồm vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Để có được một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng này, một người sẽ phải ăn một lượng lớn hẹ. Tuy nhiên, người ta thường sử dụng hẹ như một thứ trang trí cho đồ ăn.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 1 muỗng canh hẹ (khoảng 3gram) xắt nhỏ cung cấp các chất dinh dưỡng sau:
Năng lượng: 0,9 calo.
Vitamin K: 6,38 microgam (mcg), hoặc 5% giá trị hàng ngày (DV).
Vitamin C: 1,74 miligam (mg), hoặc 2% DV.
Folate: 3,15 mcg, hoặc 1% DV.
Vitamin A: 6,43 mcg, hoặc 1% DV.
Canxi: 2,76 mg, hoặc ít hơn 1% DV.
Kali: 8,88 mg, hoặc ít hơn 1% DV.
Hẹ như đã nói là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Hẹ chứa một loạt các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, bao gồm cả tác dụng chống ung thư. Dưới đây là những tác dụng của lá hẹ trong việc hỗ trợ sức khỏe con người.
1. Tác dụng của lá hẹ trong hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Nghiên cứu đã liên hệ chế độ ăn giàu rau với giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Một số nghiên cứu đã đề xuất cụ thể rằng các loại rau thuộc chi allium, bao gồm cả hẹ, có thể có tác dụng chống ung thư.
Ví dụ, một đánh giá năm 2019 tóm tắt nghiên cứu đã liên kết 16 loài rau allium khác nhau với việc ngăn ngừa hoặc ảnh hưởng tích cực đến bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh các hợp chất S ‐ allyl mercaptocysteine, quercetin, flavonoid và ajoene cho các đặc tính chống ung thư tiềm năng của chúng.
Một nghiên cứu ở 285 phụ nữ cho thấy tỏi và tỏi tây có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển ung thư vú. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho biết ăn nhiều hành tây nấu chín có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Ngoài ra, một đánh giá năm 2015 của các nghiên cứu báo cáo rằng ăn rau thuộc chi allium có thể làm giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa. Điều này là do các hợp chất chứa lưu huỳnh và tác dụng kháng khuẩn của chúng. Các loại rau allium và các thành phần của chúng có thể có tác động ở các giai đoạn ung thư khác nhau và có thể ảnh hưởng đến các quá trình sinh học làm thay đổi nguy cơ mắc ung thư.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng mặc dù rau allium có thể giúp ngăn ngừa ung thư, nhưng hiện nay có nhiều nghiên cứu xem xét tác dụng của tỏi và hành tây đối với bệnh ung thư hơn so với các loại hẹ. Do đó, chúng ta cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để xác định số lượng hẹ mà một người cần ăn để đạt được hiệu quả.
2. Tác dụng của lá hẹ đối với sức khỏe tim mạch
Chất allicin trong hẹ là một organosulfur giúp giảm mức cholesterol và huyết áp. Allicin giải phóng oxit nitric trong máu, làm giảm độ cứng của mạch máu cũng như huyết áp. Và quercetin trong hẹ làm giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch.
Allicin không chỉ giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL cholesterol) mà còn làm tăng mức cholesterol tốt (cholesterol HDL) - rất tốt cho tim.
Hẹ tăng cường lưu thông máu. Các vitamin C trong hẹ cải thiện tính đàn hồi của mao mạch máu và hấp thu sắt. Và axit folic trong hẹ ngăn ngừa co thắt mạch máu
3. Tác dụng của lá hẹ đối với giấc ngủ và tâm trạng
Hẹ chứa một lượng nhỏ choline. Choline là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào. Choline cũng ảnh hưởng tới tâm trạng, trí nhớ, kiểm soát cơ bắp, và các chức năng não và hệ thần kinh khác.
Lượng choline đầy đủ (AI) là 550mg mỗi ngày đối với nam giới trưởng thành và 425mg mỗi ngày đối với nữ giới trưởng thành.
Hẹ chứa một lượng nhỏ choline: 0,16 mg mỗi muỗng canh. Một người sẽ cần ăn một lượng lớn hẹ và các loại thực phẩm khác có chứa choline để có được AI khuyến nghị.
4. Tác dụng của lá hẹ trong tăng cường miễn dịch
Nhiều chất phytochemical trong hẹ có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Hẹ cũng chứa selenium với lượng vi lượng, đây là một khoáng chất quan trọng khác giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Các tế bào miễn dịch thiếu selen có thể gặp khó khăn trong việc sản xuất protein và vận chuyển canxi.
Hẹ cũng có thể tăng tế bào T của bạn. Chúng giúp bảo vệ chống lại cảm lạnh và cúm. Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế.
Hẹ chứa các hợp chất lưu huỳnh, theo nghiên cứu, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Và bằng cách này, hẹ cũng giúp chữa lành vết thương nhanh hơn.
5. Tác dụng của lá hẹ đối với tiêu hóa
Hẹ giúp cơ thể loại bỏ các vi khuẩn, nấm men và nấm có hại trong đường ruột có thể cản trở quá trình tiêu hóa của bạn. Đặc tính kháng khuẩn của hẹ có thể giúp loại bỏ ít nhất 30 chủng salmonella (có thể gây suy yếu đường ruột).
Hẹ là sự kết hợp tuyệt vời giữa chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết khác như niacin, thiamin, axit pantothenic, phốt pho, kẽm - tất cả đều được biết là chất làm giảm quá trình tiêu hóa. Sự kết hợp hóa chất này cũng có thể làm dịu dạ dày đang khó chịu.
Hẹ cũng có thể làm giảm chứng đầy hơi và kích thích tiêu hóa.
6. Tác dụng của lá hẹ với phụ nữ có thai
Hẹ là nguồn folate phong phú, và không thể không nhấn mạnh tầm quan trọng của folate khi mang thai. Folate giúp phát triển não bộ của thai nhi - nó cũng hỗ trợ quá trình phân chia tế bào và tổng hợp DNA.
Axit folic cũng giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, đặc biệt là ở não bé và tủy sống
7. Hẹ có đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời
Hẹ có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút, kháng nấm và kháng sinh tuyệt vời. Một nghiên cứu nói về đặc tính kháng khuẩn của hẹ ở Trung Quốc kết luận hẹ có thể có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất.
Các đặc tính kháng sinh của hẹ, cùng với vitamin C, có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Sự kết hợp này hoạt động tốt trong điều trị nhiễm trùng nấm men.
8. Tác dụng của lá hẹ với nam giới
Theo Đông y, củ và rễ hẹ có vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ huyết thường được dùng chữa các chứng đau tức ngực, bụng, ngứa,… Tác dụng của hẹ với nam giới là rất tốt khi củ hẹ có thể trị chứng di tinh, mộng tinh, đau lưng.
Hẹ kết hợp với những vị thuốc khác có thể chữa yếu sinh lý bởi tác dụng bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp. Đối với nam giới, hẹ có thể hỗ trợ chữa các bệnh xuất tinh sớm, mộng tinh, liệt dương.
Lợi ích sức khỏe khác của lá hẹ
Nhiều nghiên cứu cũng đã liên kết hẹ và các loại rau allium khác với các lợi ích sức khỏe bao gồm:
Nguồn vitamin K: Hẹ chứa vitamin K rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và đông máu. Các nguồn vitamin K khác gồm rau xanh, dầu thực vật và trái cây (việt quất, quả sung).
Nguồn folate: Hẹ cũng chứa folate. Theo ODS, chất này có ảnh hưởng tới các bệnh: mất trí (bao gồm bệnh Alzheimer), ung thư, khuyết tật tim bẩm sinh, khả năng nhận thức, bệnh tim mạch và đột quỵ, stress, sinh non, sức khỏe mắt...
Hẹ cũng chứa lutein và zeaxanthin, đó là carotenoids. Theo một số nghiên cứu, lutein và zeaxanthin tích lũy trong võng mạc của mắt để giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Điều này có nghĩa là ăn thực phẩm giàu các chất này có lợi cho thị lực.
Tác dụng của lá hẹ với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ, lá hẹ là một vị thuốc lành tính chữa một số bệnh ở trẻ.
Lá hẹ và đường phèn có thể chữa ho cho trẻ sơ sinh. Lưu ý chỉ dùng phương pháp này khi bệnh ở mức độ nhẹ bởi hẹ rất lành tính, an toàn cho trẻ, không gây tác dụng phụ.
Lá hẹ có thể trị tưa miệng (nấm miệng) cho trẻ sơ sinh. Hẹ cũng giúp giảm đau khi trẻ mọc răng vì đặc tính kháng viêm. Ngoài ra, vì các chất tốt cho tiêu hóa nên hẹ cũng có thể chữa đái dầm hoặc tiêu chảy lâu ngày ở trẻ.
Lá hẹ kỵ với gì?
Hẹ không phải là thực phẩm gây dị ứng phổ biến, tuy nhiên một số người bị dị ứng hoặc không dung nạp được hành tây hoặc các loại rau allium khác cũng có thể phải tránh ăn hẹ.
Một số người có thể bị khó chịu dạ dày khi ăn nhiều hẹ. Tuy nhiên, trong chừng mực, hầu hết mọi người có thể thêm hẹ vào chế độ ăn uống của họ một cách an toàn.
Hẹ thêm hương vị nhẹ như hành tây vào các món ăn. Mọi người có xu hướng sử dụng hẹ như một món trang trí hoặc topping cho các bữa ăn chính hoặc salad, mặc dù họ cũng có thể thay thế hẹ cho hành tây trong các công thức nấu ăn khác.
Trong khi chế biến, không nên kết hợp hẹ với mật ong, thịt bò, thịt trâu vì dễ sinh ra các chất độc hại, gây khó tiêu, đau bụng.
Lá hẹ nên được kết hợp với các nguyên liệu chứa hàm lượng B1 cao như thịt lợn.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/tac-dung-cua-la-he-doi-voi-tre-nho-dan-ong-va-phu-nu-mang-thai-c131a439087.html