Sóng trên mặt trăng của sao Thổ chỉ cao... 1 centimet
Sóng trên mặt trăng sao Thổ rất thấp (Ảnh: Space)
Sóng cao 1 centimet, hồ sâu bao nhiêu?
Mặt trăng Titan của sao Thổ là nơi duy nhất ngoài Trái đất được biết đến với bề mặt phủ đầy chất lỏng. Một nghiên cứu gần đây đã cho chúng ta một cái nhìn đáng ngạc nhiên về đại dương và sông hồ trong thế giới của chúng ta, với những con sóng nhỏ xập xòa xung quanh.
Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí Trái đất và Các bài viết về Khoa học Hành tinh. Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Trường đại học Texas phát hiện ra rằng những đợt sóng trên Titan chỉ đạt tới độ cao khoảng 1 centimet. Chúng cũng có thể tăng lên độ cao 20 centimet.
Người ta phát hiện được điều kì thú này là nhờ dữ liệu radar từ tàu vũ trụ Cassini. Cyril Grima - tác giả chính của nghiên cứu, đã phát triển một kỹ thuật khả dĩ đo được "độ nhám bề mặt" một cách vô cùng chi tiết. Thiết bị có thể đo các con sóng với độ cao không quá 1,5 đến 2,5 cm. Grima phát biểu trên báo chí rằng: tốc độ gió ở đây ước tính là 0,22 mét mỗi giây ở độ cao 10 mét so với bề mặt.
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 3 hồ trên bán cầu Bắc của Titan: Kraken Mare (hồ lớn nhất của Titan), Ligeia Mare và Punga Mare. Chuyến bay cuối cùng của Cassini trên Titan vào tháng 4 này nhằm để nghiên cứu kĩ lưỡng khu vực này. Những dữ liệu từ tàu vũ trụ Cassini có thể sớm cho chúng ta biết những hồ này sâu đến mức nào.
Nghiên cứu này giúp các nhà khoa học biết một điều rằng gió trên Titan có tốc độ không cao. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta muốn đặt một tàu thăm dò ở một trong những vùng biển - đã được nghiên cứu trước - thì gió có thể không gây ra quá nhiều vấn đề. Hiện tại, tốc độ gió của Titan đang ở mức thấp và mặt trăng đang trong tình trạng "mùa hè". Điều này khiến người ta nghi ngờ rằng mùa hè là mùa có gió nhiều nhất trên Titan.
1.000 năm mưa một lần
Grima cho biết: "Một ngày nào đó khi chúng ta gửi được tàu thăm dò đến các hồ, ngày đó sẽ là ngày rất thú vị. Và khi điều này hoàn thành, bạn sẽ muốn có một vùng đất an toàn không có nhiều gió. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng bởi vì những con sóng không cao, nên gió tương đối thấp."
Các mảng chất lỏng trên Titan không giống như trên Trái đất. Trong khi chất lỏng trên hành tinh của chúng ta làm từ nước, trên Titan chúng là hydrocacbon lỏng, đây là thành phần cơ bản cho nhiên liệu của máy bay phản lực. Giống như ở Trái đất, những chất lỏng này trải qua chu kỳ bốc hơi và mưa, mặc dù mỗi địa điểm trên Titan chỉ nhìn thấy mưa khoảng 1.000 năm một lần.
Vào năm 2005, các nhà nghiên cứu đã gửi chiếc máy thăm dò đầu tiên đến Titan: tàu thăm dò Huygens của ESA. Chiếc tàu này cho thấy hình ảnh tuyệt vời của mặt đất, và kể từ đó sự “thèm thuồng” thông tin của chúng ta về Titan đã được đáp ứng nhiều hơn nữa. NASA đang ấp ủ ý tưởng gửi một máy thăm dò giống như một con tàu lên Titan, điều này có thể được thực hiện tại một số điểm ở Titan trong tương lai.
Chiều cao “tí hon” của sóng trên Titan thật ra đã được nghiên cứu trước đây, nhưng tất cả những bằng chứng này chỉ nằm trên lý thuyết. Sóng ở đây di chuyển với tốc độ 0,7 mét / giây, và có lẽ là quá chậm (và thấp) để con người có thể lướt sóng được. Nhưng ít nhất thì chúng ta có thể gửi thuyền lên đó.
Vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về Titan, Grima lưu ý. Nhưng nghiên cứu này ít nhất cũng cho chúng ta biết thêm về những thứ đang hiện hữu trên Titan và một số kiểu khí hậu nhất định.
"Mùa gió ở Titan có thể bắt đầu vào mùa hè trễ hơn dự kiến, nhưng cũng có thể là mùa gió sẽ thay đổi theo thời gian hoặc không gian. Chúng ta không thể đặt ra quy luật cho những cơn sóng nhỏ và không bền vững trong một khoảng thời gian dài như thế này. Các nghiên cứu trong tương lai về các mô hình khí hậu sẽ có trách nhiệm xem xét những giả thuyết này có đúng hay không”, một nhà nghiên cứu cho biết.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1827925