Rắn độc chui theo đường ống bồn rửa chén, chủ nhà tá hoả thoát chết
Con rắn chui từ dưới bồn rửa bát lên.
Rắn chui vào nhà có lẽ là chuyện không mới nhưng thông thường chúng sẽ men theo cửa sổ, cửa chính hay tum. Tuy nhiên, mới đây Michael Hilliard, sống ở Australia đã phát hiện một con rắn độc chui lên theo đường ống phía dưới bồn rửa bát.
Người đàn ông này cho hay: "Một chút ngạc nhiên, tôi chạm tay vào nó và tự hỏi "ồ, đó là gì vậy". Sau đó, anh mới phát hiện con rắn hổ . Michael đã báo cho người bắt rắn đến để bắt con rắn ra khỏi nhà. Tuy nhiên, khi người bắt rắn đến, con rắn độc đã chui xuống dưới đường ống ở bồn rửa bát rồi biến mất.
Rắn nâu là một loại rắn nguy hiểm nhất thế giới. Chúng có kích thước nhỏ bé nhưng nọc độc trong cơ thể có thể gíêt chết một người.
Mỗi năm chúng gây ra hàng trăm cái chết do tấn công con người. Hầu hết các trường hợp tử vong do rắn cắn ở Australia do rắn nâu.
Chúng săn mồi là các động vật có vú nhỏ bằng cách cắn con vật khiến chất độc gây tử vong và siết con mồi đến chết.
Rắn bò vào nhà có thể do nguyên nhân trời quá nóng nên chúng tìm vào chỗ mát. Chúng vào nhà trú nắng, tìm đồ ăn... song nếu thấy bị đe dọa có thể tấn công và cắn người. Những vị trí rắn thích ẩn nấp như nhà để xe, cửa sổ, tủ quần áo và giường, bồn rửa bát. Do đó, mọi người cần chú ý các vị trí này.
Tuy nhiên, câu chuyện như Michael là may mắn. Bởi vì, năm 2018, một gia đình bị rắn chui vào nhà lúc nửa đêm tấn công. Cô Janice Terrill, sống ở Queensland, phía nam Mackay cảm thấy nhói ở tay khi ngủ. Lúc đó, cô tỉnh dậy và mở đèn kiểm tra thì phát hiện vết cắn như của rắn.
Chồng cô phát hiện con vật lạ dưới giường may mắn đó là trăn đốm không phải rắn, chúng không có nọc độc. Cô Janice không bị nguy hiểm tính mạng.
Không chỉ có rắn, ở Australia, người dân cũng từng chứng kiến không ít trường hợp trăn đi vào nhà. Tháng 7/2019, một gia đình ở Queensland, Australia được phen hốt hoảng khi phát hiện một cặp trăn trên trần nhà. Cặp trăn này đang giao phối và mỗi con dài tới 5m.
Để bắt được cặp trăn, người chuyên bắt rắn phải gỡ một số mảng trần. Sau khi gỡ, trăn rơi xuống và chúng bị tóm gọn. Mùa sinh sản của trăn ở Australia vào tháng 7 kéo dài tới tháng 9, chúng có thể leo lên mái nhà. Vì vậy người dân chú ý các đường ống nước có thể là đường bò của trăn và không nên trồng cây quá dày trước nhà.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: https://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2792355