Ông Putin cảnh báo việc tăng cường áp đặt lệnh trừng phạt của Washington với Bình Nhưỡng là “vô ích
Tổng thống Nga Putin đã cảnh báo, việc leo thang căng thẳng ở Triều Tiên có thể tạo nên thảm họa toàn cầu.
Ông Putin và những phân tích đầy bất ngờ
Theo The Guardian, Tổng thống Nga Putin đã cảnh báo việc leo thang căng thẳng ở Triều Tiên có thể tạo nên thảm họa toàn cầu và gây thiệt hại lớn về người.
Đồng thời, người đứng đầu điện Kremlin cũng khẳng định việc tăng cường áp đặt lệnh trừng phạt của Washington với Bình Nhưỡng là “vô ích”.
"Kích động các hành động quân sự trong bối cảnh như vậy không có nghĩa lý, đó sẽ là con đường tự hủy diệt. Nó có thể dẫn đến một thảm họa toàn cầu, gây tổn thất lớn về con người. Không có cách nào khác để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên ngoài đối thoại hòa bình", ông Putin cho hay.
Vào hôm 3/9, Triều Tiên đã thử hạt nhân lần 6, vụ thử mạnh nhất từ trước đến nay. Vụ nổ gây rung trấn mạnh tới 6,3 độ Richter và có sức công phá mạnh hơn những quả bom Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki thời thế chiến thứ hai.
Trong ngày cuối cùng tham dự hội nghị Brics cùng với các nhà lãnh đạo Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, ông Putin tuyên bố, Nga lên án những hành động khiêu khích của Triều Tiên. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cũng cho rằng, sự trừng phạt sẽ là vô nghĩa và ông miêu tả giải pháp đó là “con đường không đi đến đâu”.
Những gì đã xảy ra ở Libya và Iraq là minh chứng rõ ràng cho thấy duy trì khả năng răn đe hạt nhân là cách mà Triều Tiên đảm bảo an ninh cho mình, ông Putin cho hay.
“Họ (Triều Tiên) có thể chấp nhận tất cả, nhưng sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân bởi khi đó họ cảm thấy không an toàn”, Tổng thống Putin phát biểu.
Vassily Nebenzia, Đại sứ của Nga ở Liên Hợp Quốc cho biết, đề nghị của Mỹ với Hội đồng Bảo an về việc tăng cường trừng phạt Bình Nhưỡng và việc bỏ phiếu này có thể thông qua vào ngày 11/9 là hơi sớm. Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an nên có quyền phủ quyết.
Ngay đến cả Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, cũng thừa nhận, trừng phạt nhiều hơn với Triều Tiên cũng không làm thay đổi Bình Nhưỡng.
Nhiều nhà ngoại giao cho biết, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang cân nhắc cấm Triều Tiên xuất khẩu các sản phẩm dệt hay ngừng cung cấp dầu cho Bình Nhưỡng.
Một số giải pháp khác có thể được đề xuất gồm cấm người Triều Tiên làm việc ở nước ngoài, hay đưa các quan chức hàng đầu nước này vào danh sách cấm đi lại.
Xe tăng Hàn Quốc trong một cuộc tập trận gần biên giới Triều Tiên.
Năm 2016, Trung Quốc chiếm đến 92% thương mại của Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, họ cũng sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận của hội đồng an ninh “một cách có trách nhiệm và xây dựng”.
Tuy nhiên, dễ thấy là Trung Quốc sẽ ngăn cản mọi biện pháp gây mất ổn định Bình Nhưỡng vì lo ngại một cuộc khủng hoảng người tị nạn, theo đó người Triều Tiên sẽ chạy sang Trung Quốc.
Triều Tiên tiếp tục gửi “quà” tới Mỹ
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Han Tae Song cho biết, nước này mới đây đã “gửi một món quà” tới Mỹ và sẽ tiếp tục “gửi quà”.
"Những biện pháp tự vệ gần đây của Triều Tiên là một món quà gửi tới không ai khác ngoài Mỹ. Washington sẽ tiếp tục nhận được thêm nhiều gói quà từ Triều Tiên, chừng nào họ còn tiếp tục những hành động khiêu khích liều lĩnh và tìm cách gây sức ép với Bình Nhưỡng một cách vô ích", ông Han phát biểu tại diễn đàn Hội nghị Giải trừ Quân bị do Liên Hợp Quốc bảo trợ tại Geneva (Thụy Sĩ).
Trong khi đó, ngày 5/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết trong một bài phỏng vấn với hãng thông tấn TASS của Nga rằng, ông sẽ không từ chối bất cứ hình thức đối thoại nào với Triều Tiên nếu cần thiết để giải quyết vấn đề hạt nhân. Tuy nhiên giờ không phải là lúc dành cho đàm phán.
"Tình hình đang rất căng thẳng và khó khăn, Chính phủ Hàn Quốc kiên quyết theo đuổi chính sách tìm kiếm hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên bằng sự kiên nhẫn và tầm nhìn lâu dài", ông Moon nhấn mạnh.
Xem thêm
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1885068