Những góc phố bị bỏ hoang trong lòng Sydney
Khuôn viên phía bắc của trường trung học Caringbah ở Sydney bị bỏ hoang từ năm 2010 vì móng không chắc. Sau nhiều năm, khung cảnh trong trường vắng lặng không bóng người. Bàn ghế, phấn bảng, giấy, bút vẫn còn vương vãi trên sàn nhà.
Hai thùng sơn lăn lóc bên trong nhà máy sơn Anzol ở Sydney. Những năm 80 của thế kỷ 20, nơi đây từng là nhà máy phát triển, ăn nên làm ra. Hiện tại, các xưởng sản xuất, khu hành chính của nhà máy chỉ là dãy nhà bỏ hoang.
Boongke Malabar, công viên quốc gia Malabar từng là nơi bảo vệ Sydney trong Thế chiến II. Tuy nhiên, công trình hiện không được sử dụng. Người ta vẽ hình chi chít trên tường của boongke.
Bệnh viện Rachel Forster ở Redfern, Sydney, mở cửa từ năm 1941 và hoạt động trong 59 năm trước khi bị bỏ hoang. Dãy ghế, các phòng khám lặng yên như thể đang chờ được sử dụng lại. Chính quyền địa phương đang có kế hoạch xây dựng khu dân cư mới tại khu vực với 159 căn hộ, bãi để xe, công viên. Tuy nhiên, dự án vẫn đang trong thời gian chờ thi công.
Nhà máy bia ở Mittagong đóng cửa năm 1980 và nằm yên từ đó đến nay. Một thời, nhà máy phát triển thịnh vượng nhưng qua 2 lần hỏa hoạn tấn công, đặc biệt là bà hỏa năm 1969, nhà máy không thể hồi phục. Năm 1980, nhà máy ngừng hoạt động.
Nhà máy giày Dunlop ở Alexandria, Sydney giờ chỉ là dãy nhà bỏ hoang với đồ đạc và thiết bị sản xuất cũ rỉ. Dù chủ nhà máy nỗ lực bán hoặc tái phát triển cơ sở sản xuất nhưng họ không thành công.
Người dân Sydney một thời chuộng xe bus và sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, nhu cầu con người dần dần thay đổi. Xe bus không còn trở thành phương tiện được nhiều người sử dụng. Chúng được chất chồng tại Loftus và biến khu đất thành nghĩa địa xe bus.
Article sourced from doanhnghiepvn.vn.