Những điều cần lưu ý khi trồng cây cảnh phong thủy trước nhà
21:00' 17-05-2024
Trước cửa 6 trồng, 4 tránh, trăm năm phú quý, xui xẻo tránh xa.
1. Cây cảnh: Mộc lan: Mộc lan là cây cảnh phú quý thường được trồng trong các gia đình quý tộc, quan lại ngày xưa. Với những tiền sảnh rộng mở, mọi người ngồi dưới tán ngọc lan để thư giãn. Do đó, sự hiện diện của mộc lan trước cửa nhà ngụ ý về sự giàu có và vinh quang. Vì vậy, người xưa khuyên nên trồng cây cảnh này trước nhà.
Trồng cây cảnh này trước cửa nhà nhằm thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ, giúp việc làm ăn buôn bán cũng như công việc luôn được thuận lợi, thăng tiến. Cây cảnh này phù hợp với hầu hết các khu vườn hoặc trồng trước cửa nhà cũng rất hợp. Dù cây cảnh này cao lớn nhưng hệ thống rễ không xâm lấn nên dù trồng sát nhà cũng sẽ không sợ chúng làm hỏng móng nhà.
2. Cây cảnh: Tường vi: Cây cảnh này đặc biệt thích hợp ở khí hậu nhiệt đới, càng nắng nóng càng nở hoa rực rỡ. Người xưa khuyên nên trồng cây cảnh này trước cửa nhà. Cây cảnh này còn có ý nghĩa phong thủy tốt lành thu hút sự giàu có và thịnh vượng. Vì vậy, nó rất thích hợp để giữ trong các khu vườn.
Trong phong thủy, cây cảnh tường vi có cánh hoa mỏng nên mang ý nghĩa cho sự mong manh và sự thuần khiết nhưng cũng không kém phần quyến rũ giống như một thiếu nữ đang ở độ tuổi xuân xanh. Đồng thời loài hoa này còn có khả năng xua đuổi tà ma và những điềm xấu, những xui xẻo mang đến những điều tốt đẹp cho gia chủ.
3. Cây cảnh Lựu: Lựu là cây cảnh đem lại cho bạn vẻ đẹp 4 mùa. Vào đầu mùa hè hàng năm, cây lựu sẽ nở rất nhiều hoa màu đỏ, nhìn rất rực rỡ, ấm áp, tượng trưng cho một cuộc sống sung túc, tươi đẹp. Quả lựu còn mang ý nghĩa tốt đẹp là đông con nhiều cháu.
Ngày xưa, khi người dân nông thôn cưới hỏi có thể thấy hoa văn quả lựu trên song cửa sổ, trên gối. Theo phong thủy, trồng cây lựu ở trước nhà mang ý nghĩa cầu chúc cho gia đình ngày một giàu sang sung túc, hạnh phúc, bình an. Do đó, người xưa khuyên nên trồng lựu trước cửa.
4. Cây cảnh Tùng La Hán: Tùng La Hán là cây cảnh mà ngày xưa chỉ có gia đình quyền quý mới trồng. Nó tượng trưng phong thái thanh tao, quyền quý nên thể hiện cho sự giàu sang, phú quý.
Những chậu cây tùng la hán bonsai khi trồng trong nhà không những mang lại mảng xanh mà còn giúp trấn trạch, xua đuổi điềm xấu và mang lại may mắn cho gia chủ.
Cây cảnh này cũng tượng trưng cho sự trường thọ, bảo tồn của cải và may mắn. Các gia đình quan chức xưa trồng tùng La Hán trong nhà và coi nó như vị thần bảo trợ cho "chiếc ghế" của mình. Đây cũng là cây cảnh "gia truyền" được cha ông để lại cho con cháu, có ý nghĩa tốt đẹp, tạo phúc cho thế hệ mai sau.
5. Cây Du: Cây du (Ulmus pumila) khi hoa mọc ra giống như những đồng xu, chữ du và chữ "dư" phát âm cũng giống nhau nên cây du còn được gọi là cây may mắn, cây dư tiền.
Người xưa cho rằng trồng cây du trước nhà có nghĩa trong nhà lúc nào cũng có "đồng xu thành chuỗi", dư dả, giàu có. Hơn nữa, cây vỏ, lá và rễ của cây du ăn được, ngày xưa còn là lương thực cứu đói của nhiều người. Do đó, nó càng có ý nghĩa tượng trưng như "kho lương" của gia đình.
Trồng cây du trong nhà sẽ giúp xua đuổi tà khí, những điều không xui xẻo đến quấy nhiễu, đồng thời thu hút năng lượng dương, giúp gia đạo bình an, các thành viên hòa thuận, đoàn kết.
6. Cây Tây phủ hải đường: Cây cảnh tây phủ hải đường (Malus spectabilis) hay còn gọi là hải đường tây thục, thùy ti hải đường, kim ty hải đường, thùy lục, tây phủ, chiêm cánh hay táo dại.
Người xưa thích trồng trước nhà một vài cây tây phủ hải đường. Khi loài hoa này nở rộ tượng trưng cho tin vui và sự trường thọ. Hoa có năm cánh tượng trưng cho năm thế hệ cũng sống dưới 1 mái nhà, sum vầy, thịnh vượng.
Cây cảnh phong thủy này còn tượng trưng cho vàng ngọc đầy nhà. Hoa tây phủ hải đường tượng trưng cho địa vị và sự giàu có, và việc bảo dưỡng chúng tại nhà mang ý nghĩa chào đón sự giàu có và may mắn.
7. Cây liễu: Người xưa dặn: "Trước trồng dâu, sau không trồng liễu", đó là vì cây liễu có quan hệ mật thiết với Tiết Thanh Minh. Người ta thường trồng liễu để tưởng nhớ tổ tiên, do đó, cây liễu thuộc về phần âm vì thế là loại cây dẫn dụ âm khí đến ngôi nhà.
Hơn nữa, tuy có bóng mát nhưng phong thủy học cho rằng, liễu ủ rũ, mang dáng vẻ đau buồn, tang tóc, là loài cây xui xẻo. Nhà trồng liễu thì gia chủ gặp nhiều điều không may, hao tốn tiền của, làm bao nhiêu cũng đổ sông đổ bể.
Về mặt khoa học, cây liễu thích môi trường ẩm ướt, còn nơi con người sống yêu cầu môi trường khô ráo nên không thích hợp để trồng liễu. Do đó, người xưa khuyên không nên trồng liễu trong nhà.
8. Cây hòe: Cây hòe (Sophora japonica) là cây bóng râm có vóc dáng khá lớn, có thể cao tối đa tận 15m khi trưởng thành. Nụ hoa có màu vàng, khi nở chuyển thành màu trắng ngà, mùi thơm, vị hơi đắng và đây là một loại dược liệu quý, chữa được nhiều bệnh như chống viêm, cầm máu, mỡ máu, làm mát cơ thể,…
Có người cho rằng nên trồng cây hòe trước nhà để vừa lấy bóng mát vừa lấy hoa, vừa có thể giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, tài lộc, dễ thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, lại có người cho rằng, cây hòe "có ma" trồng trước nhà sẽ âm u, không tốt cho phong thủy.
Về khoa học, cây cảnh này có kích cỡ quá lớn, nếu trồng gần cửa nhà sẽ che ánh nắng vào nhà, không tốt cho phong thủy. Đây cũng là cây dễ bị côn trùng tấn công, do đó, trồng gần nhà không chỉ ảnh hưởng đến ánh sáng mà còn khiến người trong nhà không chịu nổi vì luôn bị côn trùng tấn công.
9. Cây dâu tằm: Cây dâu tằm (Mulberry) là loại cây ăn quả, có thể cho ra những trái dâu thơm ngon, nhưng không thích hợp trồng trong sân nhỏ. Trong tiếng Hán, dâu tằm đồng âm với từ “tang” cho nên loại cây này là biểu tượng của sự tang thương.
Mọi người sẽ không thích mang bất cứ điều gì gợi nên sự "xui xẻo", do đó, người xưa khuyên không nên trồng cây dâu tằm trong sân. Hệ thống rễ của cây dâu cũng rất phát triển, có thể làm hỏng móng nhà.
Ngoài ra, dâu tằm khi ra quả có vị ngọt, dễ thu hút các loài chim, côn trùng, chuột và kiến, sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường trong nhà. Quả ngọt rụng "nhuộm màu" đen kịt khắp nơi cũng khiến chúng ta khó khăn trong việc dọn sân. Do đó, người xưa khuyên không nên trồng dâu tằm trong sân.
10. Cây dương: Cây dương được dân gian gọi là "ma vỗ tay". Nó phát ra từ tiếng lá cây dương va vào nhau khi gió thổi tạo nên những tiếng "bạch bạch", như thể có người đang vỗ tay. Những tiếng "vỗ tay" này nghe rất đáng sợ vào ban đêm.
Ngoài ra, những cây dương thực sự không thích hợp để trồng trong sân. Trước hết, loại cây sinh trưởng nhanh này phát triển nhanh, cành tương đối giòn. Nếu mưa gió lớn, cành dương có thể bị gãy, đè lên nhà hoặc rơi vào đầu người bên dưới, rất mất an toàn.
Những cây dương sẽ "đổ tuyết" vào mùa xuân. Đó là khi những bông hoa của chúng nở kiểu như hoa của cây bông, dạng sợi mịn, bay tứ tán trong gió trông như tuyết rơi. Nhìn có vẻ rất đẹp nhưng có thể gây ra một số bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, ho... Vì thế, người xưa khuyến cáo không nên trồng cây dương trong sân.
Bạn đang tìm dịch vụ về Hội chợ Tết?
Hội chợ Tết St Albans 2024
Article sourced from KIENTHUC.
Original source can be found here: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/truoc-cua-6-trong-4-tranh-tram-nam-phu-quy-xui-xeo-tranh-xa-1987754.html