Nguyên nhân khiến chân vòng kiềng ở trẻ
ảnh minh họa
Chân vòng kiềng (còn gọi là chân cong, chân chữ O) là tình trạng 2 đầu gối đi ra xa đường giữa cơ thể trong khi 2 mắt cá trong chạm vào nhau.
Chân vòng kiềng được chia thành 2 loại: chân vòng kiềng sinh lý và chân vòng kiềng bệnh lý.
Phần lớn, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Điều đó được gọi là cong chân sinh lý.
Khi bé 1 tuổi, chân bé sẽ tự thẳng. Bởi khi đó bé vận động và bắt đầu tập đi, nên xương tự điều chỉnh.
Từ 2 – 4 tuổi, nếu mẹ để ý, sẽ thấy hai gối của bé có thể vẹo vào theo hướng bên trong một chút. Từ 4 – 6 tuổi, hai chân bé sẽ thẳng trục trở lại. Những bé trong trường hợp này hoàn toàn không cần điều trị.
Nguyên nhân gây ra chân vòng kiềng ở trẻ
Chân vòng kiềng ở trẻ có thể là do yếu tố di truyền gây nên. Tuy nhiên, dinh dưỡng không hợp lý, vận động sai cách cũng là những nguyên nhân quan trọng khiến dáng đi của bé không được đẹp khi trưởng thành.
Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến vòng kiềng.
Một trong những sai lầm của mẹ khiến chân trẻ dễ bị cong là bắt trẻ tập đứng, tập đi quá sớm.
Ngoài ra, trẻ béo phì cũng là đối tượng dễ bị chân vòng kiềng.
Một số cách phòng ngừa và khắc phục chân vòng kiềng bệnh lý ở trẻ
- Cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ trong 6 tháng đầu đầu. Trong sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng, vitamin rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có vitamin D, một loại vitamin giúp bé hạn chế còi xương, một trong những nguyên nhân gây ra chân vòng kiềng.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối: Bữa ăn phong phú, đủ các nhóm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Canxi, vitamin D, khoáng chất, các loại protein và vitamin đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển xương của trẻ, hạn chế nguy cơ bị vòng kiềng.
- Tắm nắng cho trẻ: Tắm nắng cho trẻ giúp sản sinh ra một lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Khi trẻ đầy đủ vitamin D sẽ hạn chế các hiện tượng về xương, đặc biệt là bệnh còi xương.
- Nếu trẻ được chẩn đoán mắc chứng chân vòng kiềng bệnh lý, cách khắc phục chân vòng là cho trẻ đeo nẹp vào ban đêm. Đây là hình thức thường được các bác sĩ nhi khoa sử dụng để quản lý sớm tình trạng dị tật này.
- Việc tìm đến các nhà vật lý trị liệu như xoa bóp trị liệu cũng rất hữu ích. Nhiều chuyên gia cho rằng việc xoa bóp, nắn chỉnh chân vòng kiềng cho trẻ có thể mất một khoảng thời gian dài hơn nhưng nếu bắt đầu ở giai đoạn sớm thì phương pháp này sẽ giúp giảm bớt tình trạng cong chân khi bé lớn lên. Đối với trẻ trên 5 tuổi, bác sĩ có thể chỉ định mổ nắn xương.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2622173