Mẹo khử độc trong trái thơm bạn cần biết
Theo Boldsky, dứa (thơm) chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi những thiệt hại gây ra do tiếp xúc với các chất độc hại.
Quả dứa rất tốt cho sức khỏe.
Dứa chứa bromelain, hợp chất giúp giảm viêm, ngăn ngừa đông máu, ức chế sự tăng trưởng của các khối u. Thực phẩm này còn bảo vệ mắt chống lại sự thoái hóa điểm vàng, đồng thời hỗ trợ sản xuất năng lượng và bảo vệ hệ thống miễn dịch.
Dứa cũng là nguồn vitamin C dồi dào, giúp bảo vệ DNA và các phân tử khác khỏi tác hại của các gốc tự do. Ngoài ra, hàm lượng mangan trong dứa có tác dụng điều hòa nồng độ đường trong máu, hấp thụ canxi và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate và chất béo.
Chế độ ăn với dứa giúp loại bỏ các chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Nó cũng giúp giảm một vài cân nặng và giải độc hiệu quả. Tuy nhiên, khi ăn dứa bạn cần thận trọng để không bị ngộ độc.
Chọn dứa tươi gọt mắt sâu
Bạn nhất định phái lấy hết toàn bộ mắt dứa trước khi ăn.
Cần chọn dứa tươi và nguyên lành, không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt.
Ngâm với nước muối nhạt
Dứa khi được gọt sạch vỏ và phần mắt nên cắt thành từng miếng và ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút để men phân giải bị ức chế trong muối. Với cách này khi ăn không còn cảm giác rát lưỡi, tăng kích thích niêm mạc miệng, lưỡi và dậy vị thơm ngọt của dứa.
Nấu chín dứa
Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu vì khi xào nấu dưới tác động của nhiệt khả năng gây dị ứng của dứa không còn nữa.
Không ăn dứa khi đói
Không nên ăn dứa khi đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây cho bạn cảm giác nôn nao khó chịu.
Article sourced from PHUNUTODAY.
Original source can be found here: http://www.phunutoday.vn/meo-khu-doc-trong-dua-ban-bat-buoc-phai-biet-d138489.html