Liệu Úc có thu lợi từ “hào quang" Olympic?
Nguồn: Getty Images
Thủ tướng Australia Scott Morrison tuần trước đã nói đến những lợi ích chính trị ngắn hạn trước mắt, từ giá trị dài hạn dự kiến đối với kinh tế và quyền lực mềm trong của việc đăng cai Olympic.
Ông Morrison tuyên bố sau khi thành phố Brisbane giành quyền đăng cai Olympics 2032 rằng: “Bạn biết đấy, một khi đăng cai tổ chức Olympic, thành phố Olympic của một quốc gia sẽ ghi dấu ấn trên bản đồ quốc tế”.
Theo một nghiên cứu năm 2016 của hai nhà kinh tế nghiên cứu về Olympic lâu năm Victor Matheson và Rob Badde, nhìn vào chi phí và rủi ro chính trị khi đăng cai, Olympic có thể phù hợp với các quốc gia muốn chứng tỏ sức mạnh đang lên hơn là những nước chi tiêu ngân sách công hợp lý.
Năm ngoái, Australia vừa hoãn lại hoạt động đánh giá quyền lực mềm và đang cố gắng vươn lên vào Nhóm Bảy nền dân chủ tự do mở rộng (G7). Do đó, việc đăng cai Olympic là một bước tiến của nước này trong trật tự toàn cầu có thứ bậc.
Thế vận hội 2032 tổ chức ở Brisbane đồng nghĩa với việc Australia sẽ đồng hạng hai cùng Pháp và Anh là những quốc gia chủ nhà của 3 kỳ Olympic mùa Hè, xếp sau Mỹ với 5 lần đăng cai. Nếu tính cả Olympic mùa Đông, Australia có tổng cộng 4 lần đăng cai Olympic.
Vượt trội trong trận chiến đăng cai, Australia nói chung và Brisbane nói riêng hiện phải tham gia hai “cuộc thi” nổi tiếng tầm cỡ quốc gia khác.
Đầu tiên là “cuộc thi nhảy xa" khi trở thành thành phố đầu tiên tổ chức thành công Olympic dưới quy trình lựa chọn mới của Ủy ban Olympic Quốc tế. Quy trình này nhằm loại bỏ tham nhũng trong quá trình đấu thầu đăng cai và sự chi tiêu quá mức cho cơ sở hạ tầng bằng cách sử dụng hệ thống nhà thầu ưu tiên.
Kinh đô ánh sáng Paris (Pháp) đã trở thành địa điểm thuận lợi để tổ chức Olympic năm 2024 nhằm bù đắp lại sự ảm đạm của Olympic Tokyo do đại dịch Covid-19.
Còn Los Angeles (Mỹ) có thể được coi là lựa chọn an toàn cho Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vào năm 2028, với kinh nghiệm tổ chức sự kiện với chi tiêu ngân sách hợp lý vào năm 1984, cùng một sự kiện trước đó năm 1932.
Do đó cả IOC và Brisbane đều đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo đảm quy trình lựa chọn mới đạt được thành công vào năm 2032.
Thứ hai là “cuộc thi marathon" chống lại hàng loạt nghiên cứu trong vài thập kỷ qua, làm dấy lên nghi ngờ về năng lực của các thành phố đăng cai tổ chức sự kiện với ngân sách hạn hẹp và tạo ra những lợi ích như đã hứa.
Ví dụ, vào năm 2016, Nghiên cứu Olympic Oxford đã kết luận rằng Olympic có chi phí vượt mức trung bình cao nhất so với bất kỳ loại siêu dự án nào. Đối với một thành phố và quốc gia, quyết định tổ chức Olympic là quyết định thực hiện một trong những loại siêu dự án tốn kém và rủi ro nhất về tài chính.
Mới đây, hai nhà kinh tế Victor Matheson và Rob Badde đã đặt câu hỏi liệu cách tiếp cận nhà thầu ưu tiên mới của IOC có đủ để giải thoát Olympic khỏi nhu cầu cơ sở hạ tầng mới cho các sự kiện với quy mô ngày càng mở rộng, cùng với nhu cầu của khách du lịch và vấn đề an ninh hay không.
Họ cho rằng gánh nặng kỳ vọng đối với Brisbane là rất rõ ràng. Mức đầu tư khủng và chia sẻ doanh thu không cân xứng, Olympic là gánh nặng hơn là phần thưởng. Nếu IOC không cam kết bền vững để tạo cơ hội cho các thành phố hưởng lợi, tương lai của Olympic sẽ bị đe dọa.
Ông Matheson và ông Badde đưa ra giải pháp là chia sẻ địa điểm tổ chức sự kiện như FIFA World Cup 2002 ở Nhật Bản và Hàn Quốc hay tìm sự đồng thuận về một địa điểm tổ chức Olympic lâu dài.
Brisbane là thành phố thứ 3 của Australia đăng cai Olympic, sau Melbourne năm 1956 và Sydney năm 2000. (Nguồn: IOC)
Công ty kiểm toán KPMG ước tính rằng sự tăng trưởng thương mại và du lịch quốc tế từ Olympic Brisbane sẽ giúp GDP của Australia tăng thêm 8,5 tỷ USD. Hiện tại, Australia có GDP hàng năm là 1,7 nghìn tỷ USD và xuất khẩu hàng năm là 475 tỷ USD, trong đó du lịch chiếm 16 tỷ USD.
Báo cáo KPMG đưa ra một số giả định thú vị về cách Australia sẽ phục hồi sau đại dịch, sau khi tại Nhật Bản, hy vọng du lịch thúc đẩy một nền kinh tế dịch vụ cởi mở hơn đã bị dập tắt bởi Covid-19.
Dựa trên cách Australia ứng phó với đại dịch, nước này được coi là điểm du lịch thuận lợi hơn. Đặc biệt, sự gia tăng du lịch hậu Covid-19 sẽ là lợi thế khác cho Australia.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Australia có thể sử dụng hào quang Olympic trong việc tối ưu chuyển dịch cơ cấu thương mại hậu Covid-19 nhằm đa dạng hoá chuỗi cung ứng, xây dựng kho dự trữ và phát triển kỹ thuật số.
Trong thời kỳ Covid-19, có thể cơ hội tiếp xúc toàn cầu mà Olympic mang lại sẽ trở nên giá trị hơn đối với các doanh nghiệp. Do đó, việc đăng cai Olympic sau đại dịch khả năng sẽ mang lại lợi ích thương mại tiềm năng hơn.
Sự lạc quan tương đối này về việc đăng cai Olympic sau kỳ Olympic ảm đạm ở Nhật Bản đã tạo ra một chiều hướng mới cho cuộc tranh luận về Olympic và thương mại.
Một nghiên cứu năm 2009 của Andrew Rose và Mark Spiegel phát hiện ra rằng Olympic dường như có tác động lâu dài và có thể xác định được đối với xuất khẩu quốc gia của các nước chủ nhà, mặc dù điều này dường như cũng xảy ra đối với những đối thủ không thành công trong đấu thầu.
Vì vậy, họ đưa ra giả thuyết rằng việc muốn đăng cai Olympic thực sự là một dấu hiệu cho thấy một quốc gia đang toàn cầu hóa, và “việc đấu thầu để đăng cai một sự kiện tầm cỡ quốc tế như Olympic là một phần của một chiến lược tốn kém nhằm báo hiệu tự do hóa thương mại và dẫn đến tăng độ mở”.
Olympics 2032 có thể là sự nổi lên của Brisbane từ cái bóng Melbourne truyền thống và trung tâm toàn cầu hóa Sydney của Australia.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của Wolfgang năm 2012 so sánh các quốc gia tham gia đấu thầu với các quốc gia tương đương không quan tâm đến việc tổ chức Olympic, đã không cho thấy tín hiệu về “độ mở" thương mại từ Olympic.
Nghiên cứu cảnh báo rằng “hy vọng tăng trưởng xuất khẩu không phải là động cơ hợp lý" để đấu thầu tổ chức Olympic.
Article sourced from baoquocte.vn.