Kinh tế châu Á không bị ảnh hưởng bởi lạm phát
Trong một nghiên cứu được công bố ngày 10/2, bà Sue Trinh cho biết các nền kinh tế trong khu vực còn một chặng đường dài để bù lại sản lượng bị mất do những gián đoạn trong sản xuất do đại dịch gây ra.
Bà nói: “Theo quan điểm của chúng tôi, mối lo ngại lớn nhất vẫn là nhu cầu tiêu dùng yếu, điều này sẽ dễ thấy do suy giảm tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên, châu Á có vị trí tốt hơn để quản lý áp lực tăng giá. Nói rộng ra, triển vọng lạm phát nhẹ hơn của châu Á xuất phát từ một yếu tố đơn giản, đó là thặng dư thương mại. Các nền kinh tế trong khu vực đã có thể tối đa hóa sản lượng xuất khẩu trong hai năm qua. Đồng thời, sự gia tăng nhu cầu bị dồn nén ở châu Á sau khi mở cửa trở lại không mạnh bằng các khu vực khác, đặc biệt là khi so sánh với các nền kinh tế thị trường mới nổi khác.”
Viện dẫn một dữ liệu khác, cụ thể là giá cước vận tải đường dài, cũng củng cố quan điểm của Manulife IM rằng áp lực lạm phát ở châu Á có khả năng được khắc phục nhiều hơn.
Bà nói thêm: “Việc gia tăng chi phí vận chuyển trong khu vực châu Á đã giảm nhiều so với các khu vực khác, nhờ nguồn cung sản xuất dư thừa và chi tiêu của người tiêu dùng tương đối yếu hơn. Một điều quan trọng cần rút ra ở đây là điều này có ý nghĩa như thế nào đối với chính sách tiền tệ. Đối với toàn khu vực, chúng tôi kỳ vọng quá trình bình thường hóa chính sách diễn ra với tốc độ chậm hơn nhiều và ở mức độ thấp hơn so với các chu kỳ trước và các nền kinh tế thị trường mới nổi khác.”
Theo bà, Malaysia và Singapore có thể khởi đầu năm 2022 với GDP có xu thế thấp hơn nhưng có nhiều tiềm năng để phục hồi sản lượng đã bị mất.
Cụ thể, Malaysia có tỷ lệ tiêm chủng tăng nhanh và chi tiêu của chính phủ cao hơn trước cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến sẽ diễn ra vào nửa cuối năm, sẽ hỗ trợ nhu cầu trong nước.
Đối với Singapore, bà cho biết, tốc độ tiêm chủng cũng như mũi tiêm tăng cường được tiến hành nhanh đã cho phép nước này mở cửa trở lại. Do đó, sự phục hồi trên quy mô lớn có vẻ khả thi với một thị trường lao động đang được cải thiện.
Theo bà Trinh, câu chuyện kinh tế vĩ mô phục hồi mạnh mẽ nhất ở châu Á là Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam, theo đó hai nền kinh tế này đã tăng trưởng trên mức GDP dự báo trong dài hạn.
Đề cập đến Nhật Bản, bà cho biết tiêu dùng cá nhân, đặc biệt là các loại hình dịch vụ đã tăng lên kể từ khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ vào tháng 9/2021 và giá cả ở mức ổn định.
Bà nhấn mạnh: “Điều quan trọng là nhu cầu tiêu dùng tăng tương đối và khả năng dôi dư hiện có có nghĩa là áp lực lạm phát ở châu lục này không có khả năng gay gắt như ở các khu vực khác trên thế giới, hàm ý rằng khả năng xảy ra một cuộc chạy đua để bình thường hóa chính sách tiền tệ là thấp hơn rất nhiều”./.
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from VIETNAMPLUS.
Original source can be found here: http://www.vietnamplus.vn/lam-phat-khong-anh-huong-den-trien-vong-tang-truong-kinh-te-chau-a/772343.vnp