''Không giận cá chém thớt'' thể hiện tầng tu dưỡng của mỗi người
Đừng trút giận lên người thân, gia đình của mình
Có nhiều người đi làm bên ngoài bị ức hiếp nhưng thay vì đổi đóa lên với người ức hiếp mình thì họ lại chọn cách im lặng. Sau đó về nhà ''đá thúng đụng niêu'', trút giận hết người bên cạnh mình. Bởi vì họ cho rằng người thân sẽ luôn bao dung và tha thứ cho mình. Từ đó họ nghiễm nhiêm coi gia đình là bao tải đựng hết sự bực tức của bản thân.
Thế nhưng bạn cần phải nhớ gia đình là nơi yêu thương, chia sẻ với mình. Họ cũng có cảm xúc, nên khi bị bạn trút giận vô cớ họ cũng rất mệt mỏi và tổn thương. Đừng làm nhau đau rồi đến lúc không còn cách cứu vãn mới hối hận.
Con cái cứ trút giận lên cha mẹ, vợ chồng cứ trút giận lên nhau rồi sớm muộn cũng sẽ đánh mất đi tình cảm mà thôi. Hãy nghĩ xem, nếu như họ cũng trút giận lên bạn thì liệu bạn có chấp nhận nổi không.
Trong công việc đừng xuất hiện chuyện ''giận cá chém thớt''
Nhiều người đi làm rõ ràng người kia không làm bạn hài lòng, nhưng thay vì nói ra tất cả thì họ lại chọn cách làm tổn thương một người đồng nghiệp khác.
Thế mới thấy cuộc sống này, rất nhiều người sẽ nổi nóng với người không thân thuộc và có vẻ dễ bắt nạt người bên cạnh mình. Bởi vì họ cho rằng không cần chịu trách nhiệm cho hậu quả của việc đó, mà ngược lại còn có thể xả hết bực tức.
Những mỗi người cứ gặp chuyện không vừa ý lại bắt đầu nổi cáu. Việc cần làm là nhìn nhận lại vấn đề chứ không phải trút hết bực tức lên người có địa vị thấp hơn mình. So với việc tìm người trút giận, không bằng chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ thành không.
Article sourced from PHUNUTODAY.
Original source can be found here: https://phunutoday.vn/khong-gian-ca-chem-thot-chinh-la-su-tu-duong-khon-ngoan-nhat-cua-moi-nguoi-d279939.html