Kẻ đột nhập lông lá bị phát hiện trên trần nhà tắm
Chính vì thế, khi hình ảnh về kẻ "đột nhập" được 1 người phụ nữ tới từ bang Queensland, Australia ghi lại và chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến dân tình một phen đứng ngồi không yên.
Được biết, nữ chính trong câu chuyện này là Sabrina Raven, một nhà thiết kế trà, sống ở ngoại ô Springwood, cách thành phố Brisbane của bang Queensland khoảng 20 phút đi xe về phía Đông Nam.
Hiện tại, chị Sabrina đang sống cùng mẹ và dượng. Mới đây, chị đã phát hiện ra gia đình mình có thêm 1 "thành viên" mới.
Chị Sabrina.
Theo hình ảnh chị chia sẻ cho thấy trần phòng tắm đã bị thủng 1 lỗ nhỏ và từ cái lỗ đó xuất hiện một thứ như chi của loài động vật nào đó có móng dài quặp vào và đầy lông lá khiến ai nhìn vào cũng thấy sởn da gà.
Thế nhưng, với chị Sabrina thì đây chẳng phải điều gì kinh dị cả. Cái sinh vật kia chính là một con chồn túi đuôi bàn chải và nó đã sống ở trên trần phòng tắm nhà chị được 1 năm nay. Chính xác hơn, nó sống ở phần không gian ở giữa căn hộ ở tầng trệt của chị Sabrina và căn hộ của dượng và mẹ chị ở tầng trên cùng trong ngôi nhà ở Springwood của họ.
Được biết, con chồn này đã cắn thủng 1 cái lỗ trên trần phòng tắm và nó thường thò chân hoặc đuôi xuống, rồi đợi chị Sabrina vỗ về. Chị cũng thường xuyên cho con vật ăn. Thậm chí, chị Sabrina còn đặt tên cho chú chồn này là Floof nữa cơ.
Hình ảnh "bàn tay" kinh dị xuất hiện trên trần nhà tắm.
Mới đây, Floof đã thò bàn chân của mình xuống, chị Sabrina đã nhanh chóng chụp lại bức ảnh và đăng nó lên 1 hội nhóm chuyên chụp những bức ảnh dìm hàng động vật trên Facebook rất nổi tiếng với tên gọi 'Crap Wildlife Photography'.
Bài đăng của chị ngay lập tức trở nên vô cùng nổi tiếng với 27.000 lượt thích. Chị Sabrina sau đó đã tạo ra 1 trang riêng cho chú chồn Floof này.
"Chúng tôi (tức là Sabrina và Floof) sống với nhau rất hòa hợp. Nó rất dễ thương và là con chồn biết giữ trật tự nhất nên tôi không ngại gì cả. Và nó cứ để cho tôi vỗ về bộ lông của nó qua cái lỗ đó", chị Sabrina vui vẻ chia sẻ câu chuyện với phóng viên tờ Daily Mail Australia.
"Nó đã có một nơi chốn ngủ nghỉ an toàn, còn tôi hầu như ngày nào cũng vỗ về nó, đó là 1 mối quan hệ rất vui vẻ. Cứ ban ngày thì nó đến để ngủ, rồi đến tối thì lại rời đi", chị Sabrina cho biết.
Chị Sabrina thường xuyên cưng nựng chú chồn nhỏ.
Tuy nhiên, chị Sabrina cũng cho biết, dù chị và Floof sống rất hòa hợp, nhưng chị đang có kế hoạch sửa lại trần phòng tắm, tìm xem Floof đã vào nhà bằng cách nào và cho nó một cái hộp để nghỉ ngơi ở ngoài trời.
Thông qua cái lỗ thủng, chị Sabrina đã từng nhìn thấy mặt, đuôi, lông và chân của Floof. Tuy nhiên, chị không chắc liệu mình đã từng nhìn thấy cả người của Floof chưa, vì chị thường thấy 6 con chồn ở xung quanh nhà chị, không biết Floof có ở trong số chúng hay không.
"Tôi thường để vài quả táo ra ngoài, nhưng chúng mách nhau hay sao mà cuối cùng có tới 20 con chồn xuất hiện và cuối cùng chúng đánh nhau", chị Sabrina vui vẻ kể lại.
Mặc dù hầu như lúc nào Floof cũng rất biết cách cư xử, nhưng nó đã để lại 1 vết ố do nước tiểu trên trần phòng tắm gần cái lỗ thủng.
"Đó là 1 điều không thể tránh được đối với động vật hoang dã. Nó là vết bẩn mới và hy vọng ở trên đó mọi thứ không quá tồi tệ. Thật lòng mà nói, khi mà chúng tôi còn chưa biết nó vào nhà kiểu gì thì chúng tôi sẽ không thể ngăn được nó", chị Sabrina chia sẻ tiếp. '
"Theo các điều luật về việc bắt giữ và thả động vật hoang dã, nếu chúng tôi đặt bẫy nó, chúng tôi sẽ phải trả nó về lại thiên nhiên, điều này sẽ khiến nó bị stress. Vì thế, nó có thể ở lại đây. Chúng tôi dự định sẽ gia cố lại phần trần phòng tắm", trích lời chị Sabrina.
Một chú chồn túi đuôi bàn chải ở Australia.
Trái với sự háo hứng của Sabrina, ban đầu mẹ và dượng của chị không hề thích "vị khách: này. Theo đó, mẹ chị thì nghĩ Floof dễ thương, song cũng không thích việc nó làm hỏng ngôi nhà của họ. Dượng chị ban đầu không thích Floof, song khi nhìn thấy nó, ông lại có thiện cảm hơn.
Chồn túi đuôi bàn chải thường sống trên mái nhà hoặc trên trần các ngôi nhà của người dân. Chúng là loài động vật hay có ở miền Đông và Bắc Australia, các vùng phía Tây, Tasmania và nhiều hòn đảo ngoài khơi nước này.
Article sourced from doisongphapluat.com.