'Hệ sinh thái ngoạn mục' trong hố sụt sâu nhất thế giới
Không chỉ sâu nhất, hố sụt này còn lớn nhất thế giới với thể tích tới 130 triệu m3. Xiaozhai Tiankeng đã được phát hiện từ năm 1994. Tên của nó được ghép từ "Xiaozhai" (ngôi làng bỏ hoang gần đó) và "Tiankeng" (tạm dịch: hố trời). Ảnh: BBC. |
Hố sụt Xiaozhai Tiankeng được tạo thành bởi dòng sông ngầm chảy trong hang Dipheng. Các nhà khoa học tin quá trình hình thành hố sụt này mất tới 128.000 năm. Một hang đá vôi bị sụt do tác động của sông ngầm đã tạo nên hố sụt này. Tuy nhiên, chưa có kết luận chính thức về cách Xiaozhai Tiankeng hình thành. Ảnh: Trip.com. |
Có 2 loại hố sụt trên thế giới. Loại đầu tiên hình thành khi mưa và các dòng nước trên bề mặt từ từ ngấm xuống đất. Qua thời gian, phần bên trên bị sụt xuống tạo ra một cái hố. Xiaozhai Tiankeng được xếp vào loại 2 khi bị nguồn nước bên dưới tác động, không phải bên trên. Ảnh: Yahoo. |
Hiện tại, Xiaozhai Tiankeng vẫn còn khá kém tiếng trên "bản đồ du lịch Trung Quốc". Từ bên trên, bạn phải đi khoảng 2.800 bậc thang ẩm ướt, kết cấu ngoằn ngoèo để tới miệng hố. Ảnh: Newsweek. |
Bên dưới hố là một "hệ sinh thái ngoạn mục". Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật chưa được khám phá. Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của báo gấm. Du khách sẽ phải cẩn thận khi thám hiểm hố sụt này. Ảnh: La Voz Del Muro. |
Các nhà khoa học ghi nhận tới 1.285 loài thực vật dưới hố này. Theo Coral Island Adventures, không gian dưới hố như một "thế giới riêng biệt". Ảnh: Ripleys. |
Article sourced from NEWS.
Original source can be found here: http://news.zing.vn/ho-sut-sau-nhat-the-gioi-co-bao-gam-song-ben-trong-post1390299.html