Giảm cân, kiểm soát bệnh đái tháo đường cùng cá ngừ
Loại cá có hàm lượng protein cao nhưng ít chất béo
Cá ngừ phân bố ở hầu hết các vùng biển ở nước ta, nhất là ở các tỉnh Miền Trung như Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa…
Theo ghi nhận của chúng tôi, loại cá này được bán ở các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… giá dao động từ vài chục tới 150 ngàn đồng/kg, tùy loại và kích thước cá to hay nhỏ.
Theo bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, cá ngừ là loại hải sản chứa hàm lượng protein cao nhưng ít chất béo và calo, vì thế các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, đây là loại thực phẩm lành mạnh. Đặc biệt các nước gần biển và có nền ẩm thực hải sản phát triển thì món ăn từ cá ngừ là không thể thiếu.
Với những ai muốn giảm cân, duy trì vóc dáng thì cá ngừ cũng là thực phẩm phù hợp. Hơn nữa, thịt cá ngừ có vị rất dễ ăn, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và được nhiều lứa tuổi yêu thích.
Các dinh dưỡng tiêu biểu mà loại cá này cung cấp cho cơ thể bao gồm: canxi, kali, selen, sắt, carbohydrate, phosphor… Các thành phần dinh dưỡng này không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạn chế nguy cơ ung thư, cải thiện trí nhớ.
Theo các bác sĩ, thiếu máu, thiếu sắt khiến cơ thể chúng ta dễ bị mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng đến thị lực. Trong cá ngừ có đầy đủ các chất dinh dưỡng như: folic, sắt, B12, vì vậy, ăn cá ngừ đúng cách giúp chúng ta cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
Đối với những người mắc tiểu đường nên thay thế các loại thịt đỏ bằng thịt trắng như cá ngừ, bởi vì nó chỉ giúp người bệnh giảm lượng đường trong máu, kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Cá ngừ có thể chiến biến được nhiều món ăn khác nhau. Ảnh minh họa.
Không nên ăn mang và ruột cá ngừ để tránh ngộ độc
Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), cá ngừ gồm có nhiều loại, gồm cá ngừ ồ, cá ngừ bò và cá ngừ đại dương.
Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cá ngừ được xem là loại cá xuất khẩu lớn nhất ở nước ta, nhất là cá ngừ đại dương. Trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 529 triệu USD hải sản, tăng 9% so với cùng kỳ.
Trong số đó, mặt hàng cá ngừ là nhóm hàng tăng so với cùng kỳ. Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 131 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ. Trong đó xuất khẩu cá ngừ chế biến khác, chủ yếu là loại cá ngừ hấp đông lạnh, tăng gấp hơn 9 lần; cá ngừ tươi, đông lạnh và khô tăng gấp 317 lần. Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Mỹ cũng đang tăng mạnh, nhất lá cá ngừ đóng hộp.
Nên chọn mua cá ngừ còn tươi, không nên ăn mang và ruột cá để tránh ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, trong cá ngừ có chứa chất histidine tự do với hàm lượng cao và một số vi khuẩn sản sinh ra men decarboxylase. Các thành phần này thường tồn tại ở mang, ruột cá nước mặn và không gây hại cho cá. Khi cá chết, hàng rào bảo vệ của cá không thể ức chế vi sinh vật được nữa và các vi sinh vật sinh trưởng, lây lan vào thịt cá sản xuất ra men chuyển hóa tạo thành histamine trong cá. Quá trình hình thành histamin diễn ra nhanh, đặc biệt khi ở nhiệt độ 20-30 độ C. Vì điều này dẫn tới nhiều người ăn cá ngừ bị ngộ độc.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo, để ăn cá ngừ tốt cho sức khỏe, chúng ta không nên ăn mang và ruột cá. Tốt nhất nên lựa chọn loại cá còn tươi, có chế độ bảo quản an toàn. Tuyệt đối không nên ăn cá ngừ đã ươn và nên mua cá ở các nơi bán hàng có điều kiện bảo quản đảm bảo chất lượng.
Đêm hội đua chó Melbourne Cup, Thứ Sáu 29/11/2019. Vào cửa miễn phí, có bắn pháo bông và cơ hội trúng 1 triệu đô tiền mặt.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/loai-ca-an-tot-cho-duong-huyet-cho-viet-ban-nhieu-nguoi-my-phai-chot-don-moi-mua-duoc-c131a590325.html