Đứa con tình cảm ngày nào bỗng trở nên xa cách, bố mẹ ngỡ ngàng không hiểu lý do cho đến khi đọc bài viết này

11:00' 22-03-2022
Khi con cái trưởng thành, nhiều cha mẹ bỗng giật mình cảm thấy con giống như người xa lạ, không còn gần gũi như lúc trước.


    Con thường lảng tránh không muốn tâm sự hoặc không trả lời tin nhắn của bố mẹ. Điều này khiến các bậc phụ huynh đau đầu, không hiểu vì lý do gì mà con lại "ghẻ lạnh" mình như vậy.

    Thực tế lỗi lầm không phải do con ngang bướng, trái tính trái nết. Theo các nghiên cứu tâm lý xã hội, nguyên nhân của sự xa cách là do những sai lầm sau đây của các bậc cha mẹ:

    1. Để cảm xúc tiêu cực của bạn ảnh đến con

    Bạn không cần che giấu cảm xúc của mình với con cái, nhưng phải biết cách quản lý và tìm ra giải pháp đối phó với cảm xúc đó tốt hơn. Cha mẹ thường nghĩ trẻ quá nhỏ để thấu hiểu, nhưng thực ra chúng khá nhạy cảm.

    Căng thẳng liên tục có thể khiến bạn cáu bẳn với mọi yêu cầu của con, làm trẻ sợ lại gần cha mẹ.

    Nhiều bố mẹ cảm thấy con cái ngày càng xa cách với mình mà không hiểu lý do cho đến khi đọc bài viết này - 1

    2. Bố mẹ luôn cho mình là đúng

    Việc bất đồng quan điểm là điều bình thường trong mỗi cuộc tranh luận. Tuy nhiên với nhiều bậc cha mẹ, hễ con bày tỏ quan điểm thì đều là hành vi "cãi láo". Bố mẹ luôn cho rằng mình có nhiều kinh nghiệm sống hơn con trẻ và luôn đúng trong mọi trường hợp. Ngay cả khi sai, bố mẹ cũng ngại ngần thừa nhận.

    Chính sự cố chấp này khiến con cái dần trở nên xa cách và không muốn tâm sự nhiều với bố mẹ. Bởi con cảm thấy ý kiến của mình không được lắng nghe và tiếp nhận.

    3. Sử dụng quyền lực

    Các bậc cha mẹ lớn tuổi thường sử dụng câu nói quen thuộc: "Bố mẹ đã làm tất cả mọi thứ cho con, bây giờ lớn lên thì con trở nên vô ơn". Những cha mẹ này cho rằng họ có rất nhiều quyền lực đối với con cái và cố gắng giữ quyền lực đó, ngay cả khi con họ bắt đầu có cuộc sống độc lập.

    4. Phớt lờ những gì con cái nói

    Trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng có tâm sự nên khi chủ động tìm đến cha mẹ có nghĩa chúng muốn được quan tâm. Nếu bạn mải cuốn theo công việc mà không dành thời gian chất lượng cho con, đứa trẻ sẽ nghĩ mình không phải ưu tiên và không quan trọng. Cảm giác này khiến tình cảm của con dành cho cha mẹ nhạt dần.

    Khi con đến gặp bạn vì muốn nói điều gì đó quan trọng, hãy dừng việc đang làm, giao tiếp bằng mắt và dành sự tương tác hoàn toàn với con.

    5. Bố mẹ không nhận ra con đã khôn lớn

    Trong mắt nhiều bậc cha mẹ, con cái luôn bé bỏng và nhỏ dại. Họ không nhận ra con đã lớn và có những suy nghĩ trưởng thành, hướng đi riêng biệt trong cuộc sống. Nhiều người vẫn giữ mãi ấn tượng về con từ nhỏ. Chẳng hạn khi còn nhỏ, con hơi hậu đậu và tiêu xài hoang phí. Nhưng khi trưởng thành, con cẩn trọng và biết tiết kiệm hơn, thậm chí còn trở thành một nhà quản lý tài chính.

    Tuy nhiên trong mắt bố mẹ, con luôn là người hoang phí và hậu đậu. Sự lầm tưởng này khiến họ vô tình đẩy con ra xa mình.

    6. Liên tục nói về những vấn đề khiến con cái cảm thấy tồi tệ hơn

    Việc bố mẹ hỏi đi hỏi lại cùng một vấn đề có thể làm cho con cái cảm thấy như bị làm phiền, càng khiến chúng muốn tự mình giải quyết vấn đề hơn.

    Tất cả chúng ta đều đối phó với những căng thẳng theo những cách khác nhau và con cái cũng không ngoại lệ. Đó là lý do tại sao bố mẹ thay vì thúc ép con cái nói ra những gì chúng không muốn, hãy hỏi ít hơn.

    7. Kể với người ngoài về bí mật của hai mẹ con

    Nếu cha mẹ thích nói với người xung quanh những bí mật con chỉ muốn chia sẻ với họ, chúng sẽ chẳng dễ chịu gì. Hành động đó gây tổn thương cảm xúc của con, làm chúng lo lắng, thậm chí quyết định không tâm sự với cha mẹ nữa.

    8. Bố mẹ phớt lờ những ranh giới

    Nếu muốn con cái tôn trọng mình thì chính bố mẹ cũng phải tôn trọng con cái trước. Giữa bố mẹ và con cái cũng cần có những ranh giới cá nhân. Không ít phụ huynh thường tự ý xem nhật kí, theo dõi trang Facebook cá nhân, đọc trộm tin nhắn khiến con cảm thấy thiếu tôn trọng và bị xâm phạm quyền riêng tư.

    Điều này khiến con che giấu suy nghĩ, đề phòng, cố ý tránh né bố mẹ và trốn trong phòng riêng. Sự ức chế tích tụ lâu dài khiến mối quan hệ hai bên bị ảnh hưởng nặng nề.

    9. Không cho con cái tự lập

    Đến một độ tuổi nào đó, con cái sẽ muốn tự do nhiều hơn, được tự làm những điều bản thân thích. Khi điều này xảy ra, một số bố mẹ thường coi đó là sự thiếu tôn trọng hoặc họ đang mất kiểm soát đối với con mình. Điều này có thể dẫn đến việc bố mẹ kìm kẹp con cái hơn.

    Trong trường hợp này, thay vì đặt ra các quy tắc chặt chẽ hơn, bố mẹ hãy để con cái tự lập và bản thân chỉ có trách nhiệm quan sát. Khi con cái cảm thấy bố mẹ tin tưởng vào mình, chúng sẽ trưởng thành và sống có trách nhiệm hơn.

    10. Bố mẹ "luôn luôn lắng nghe nhưng không bao giờ thấu hiểu"

    Bất cứ khi nào con trình bày quan điểm, bố mẹ đều nói chen vào và không chờ đến khi con nói hết. Thay vì "Con cảm thấy như thế nào", bố mẹ lại luôn nói: "Con phải như này", "Tại sao con lại làm như vậy?". Bố mẹ luôn lắng nghe nửa vời và không thực sự thấu hiểu, trở thành một người bạn tri kỉ để con dựa vào.

    Mỗi khi con muốn giãi bày, điều tốt nhất bố mẹ cần làm là im lặng lắng nghe con nói hết và tuyệt đối không xen vào mạch cảm xúc của con.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Giáo dục?
Williamstown High School Vùng: Williamstown. Phone: 9393 9039
Xem thêm

Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.


Article sourced from 24H.

Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/nhieu-bo-me-cam-thay-con-cai-ngay-cang-xa-cach-voi-minh-ma-khong-hieu-ly-do-cho-den-khi-doc-bai-viet-nay-c216a1342257.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ