Để vực dậy nền kinh tế Pháp sau COVID-19, Pháp cần tới 450 tỷ euro

11:12' 26-05-2020
Các biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế Pháp sau cuộc khủng hoảng y tế COVID-19 có thể tiêu tốn tới 450 tỷ euro (khoảng 490 tỷ USD), tương đương với 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.


    Phap can 500 ty USD de vuc day nen kinh te, Duc roi vao suy thoai hinh anh 1
    Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại Paris, Pháp ngày 6/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Nguồn: THX)

    Đây là tuyên bố được Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đưa ra ngày 25/5.

    Phát biểu trên kênh truyền hình BFM TV, Bộ trưởng Le Maire cho biết từ giữa tháng Ba vừa qua, Chính phủ Pháp đã đưa ra một gói biện pháp bao gồm cho lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp nhà nước, các khoản vay được nhà nước bảo đảm, miễn giảm và hoãn thuế cho các công ty nhỏ.

    Theo ông, các khoản vay được nhà nước đảm bảo, với tổng hạn mức 300 tỷ USD, chỉ tác động trực tiếp tới ngân sách nếu người vay bị phá sản và phải sử dụng bảo lãnh.

    Tính đến nay, Chính phủ Pháp đã "bơm" 110 tỷ euro để hỗ trợ trực tiếp cho nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng.

    Dự kiến, chính phủ sẽ điều chỉnh con số trên, với một dự luật sửa đổi ngân sách 2020 vào ngày 10/6 tới. Một trong những biện pháp gây tốn kém nhất là các khoản trợ cấp cho lao động nghỉ việc.

    Trong thời gian qua, Chính phủ Pháp đã hoàn lại đầy đủ cho các doanh nghiệp 70% tổng lương mà họ phải trả cho các lao động bị nghỉ việc và trong thời gian tới, số tiền trên sẽ được giảm dần.

    Các ngành bị ảnh hưởng nặng nề trong dịch COVID-19 được chính phủ hỗ trợ thông qua các chương trình riêng.

    Hiện Chính phủ Pháp đã hỗ trợ ngành du lịch và dự kiến sẽ tung ra chương trình hỗ trợ ngành sản xuất ôtô trong ngày 26/5.

    Trong khi đó, ngành hàng không vũ trụ có thể được hỗ trợ trước khi đưa ra dự luật sửa đổi ngân sách vào tháng Sáu.

    Theo kế hoạch, Tổng thống Pháp Emmaunuel Marcon sẽ công bố "các biện pháp mạnh mẽ" để giúp các nhà sản xuất xe hơi nước này có thể trụ vững trong thời gian tới.

    Trong khi đó, cùng ngày, Văn phòng Thống kê Liên bang Đức đã công bố số liệu cho thấy việc sụt giảm vốn đầu tư, tiêu dùng tư nhân và xuất khẩu đã đẩy nền kinh tế lớn nhất châu Âu này rơi vào khủng hoảng trong quý đầu tiên của năm 2020.

    Phap can 500 ty USD de vuc day nen kinh te, Duc roi vao suy thoai hinh anh 2
    Các cửa hàng đóng cửa do dịch COVID-19 tại Potsdam, Đức ngày 4/4/2020. (Nguồn: AFP)

    Cụ thể, so với quý 4/2019, vốn đầu tư của Đức trong quý 1/2020 giảm 6,9%, tiêu dùng tư nhân giảm 3,2% và xuất khẩu giảm 3,1%.

    Điều này có nghĩa tiêu dùng tư nhân đã lấy đi 1,7 điểm phần trăm của các hoạt động kinh tế, trong khi thương mại ròng làm mất đi 0,8 điểm phần trăm, khiến tăng trưởng kinh tế sụt giảm 2,2% - mức cao nhất kể từ năm 2009.

    Dữ liệu cho thấy các khoản đầu tư vào lĩnh vực xây dựng - chiếm  gần 10% tổng sản lượng quốc gia và là lĩnh vực thu hút nhiều lao động nhất của Đức, tăng khoảng 4,1%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào tăng trưởng hằng quý. Chi tiêu công cũng là một điểm sáng khác trong bức tranh kinh tế Đức.

    Với mức tăng 0,2%, chi tiêu công cùng với lĩnh vực xây dựng đã góp phần ngăn chặn kinh tế Đức suy thoái sâu hơn.

    Trong khi đó, mức giảm 2,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng quý là mức giảm lớn nhất mà nền kinh tế Đức phải hứng chịu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây 10 năm và là mức giảm lớn thứ hai kể từ năm 1990.

    Các nhà kinh tế dự báo sản lượng kinh tế của Đức sẽ giảm mạnh hơn trong quý 2/2020, chủ yếu do tác động của các biện pháp phong tỏa áp dụng từ giữa tháng Ba nhằm khống chế dịch COVID-19.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Lyndale Secondary College Vùng: Dandenong North. Phone: 9795 2366
Xem thêm

Article sourced from VIETNAMPLUS.

Original source can be found here: http://www.vietnamplus.vn/phap-can-500-ty-usd-de-vuc-day-nen-kinh-te-duc-roi-vao-suy-thoai/642091.vnp


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ