Dấu hiệu ruột bạn đang 'bẩn'
Ruột chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng tiêu hóa và hấp thu của cơ thể con người. Sau khi ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng, ruột già sẽ thu thập những cặn thức ăn chưa tiêu hóa để tạo thành phân, sau đó thải ra ngoài qua hậu môn. Trong quá trình lên men và tiêu hóa của ruột, cần có nhiều vi sinh vật hoạt động trong đó. Một số vi sinh vật này tốt và một số vi sinh vật xấu, gồm cả một số chất độc hại cần đào thải.
Có rất nhiều nhóm vi khuẩn trong ruột già - chẳng hạn như Bacteroides, Eurobacteria, Bifidobacteria, vi khuẩn hiếu khí hoặc vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại và vi khuẩn trung tính. Những hệ thực vật này cùng tồn tại hòa bình trong ruột và cùng nhau tạo thành môi trường vi sinh vật trong ruột. Nếu môi trường sinh thái này lành tính, nó có thể đảm bảo rằng ruột của con người duy trì các chức năng sinh lý bình thường, như dinh dưỡng, miễn dịch, tiêu hóa... Nếu sự cân bằng sinh thái này bị phá vỡ bởi cơ chế tự miễn dịch hoặc các yếu tố bên ngoài, hệ vi sinh vật sẽ mất cân bằng dẫn đến táo bón, tiêu chảy… Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
10 dấu hiệu ruột bạn bẩn
Bạn bị đau bụng
Thường xuyên khó chịu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy và ợ chua có thể là dấu hiệu cho thấy đường ruột của bạn đang gặp khó khăn trong việc xử lý thức ăn và loại bỏ chất thải.
Bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên hơn
Những người bị mệt mỏi mãn tính có thể bị mất cân bằng trong ruột. Một nghiên cứu cho thấy gần một nửa số người mệt mỏi cũng mắc Hội chứng ruột kích thích (IBS).
Bạn khó ngủ
Đường ruột không khỏe mạnh có thể gây mất ngủ hoặc ngủ kém, dẫn đến mệt mỏi. Phần lớn serotonin trong cơ thể - thứ ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ - được sản xuất trong ruột. Vì vậy, khi có vi khuẩn hoặc viêm nhiễm trong ruột, giấc ngủ của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng.
Bạn không dung nạp được một số loại thực phẩm
Hay đau bụng, buồn nôn có thể là cảnh báo bạn cần quan tâm hơn đến đường ruột. (Ảnh minh họa)
Chứng không dung nạp thức ăn có thể do chất lượng vi khuẩn trong ruột kém. Bạn có thể không dung nạp thực phẩm nếu bạn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một số loại thức ăn. Điều này có thể gây đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng.
Bạn có cảm giác thèm ăn cực độ, đặc biệt là đường
Ăn quá nhiều đường có thể gây ra nhiều vi khuẩn "xấu" trong ruột. Lượng đường cao, đặc biệt là xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao, có liên quan đến tình trạng viêm trong cơ thể và khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh khác.
Bạn tăng hoặc giảm cân không chủ ý
Khi đường ruột bị mất cân bằng, cơ thể bạn có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng, tích trữ chất béo và điều hòa lượng đường trong máu. Giảm hoặc tăng cân có thể do vi khuẩn phát triển quá mức hoặc thiếu chất dinh dưỡng.
Bạn bị kích ứng da
Một số tình trạng da như mụn trứng cá, chàm và bệnh vẩy nến có thể liên quan đến các vấn đề về đường ruột.
Bạn bị chứng đau nửa đầu
Có thể có mối liên hệ giữa chứng đau đầu và sức khỏe đường ruột, đặc biệt nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa kèm theo chứng đau nửa đầu. Các nghiên cứu cho thấy những người bị đau đầu thường xuyên cũng có nhiều khả năng bị rối loạn tiêu hóa.
Bạn có vấn đề về tự miễn dịch
Một số vi khuẩn đường ruột xấu có thể gây ra các tình trạng tự miễn dịch như các vấn đề về tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng và bệnh tiểu đường tuýp 1.
Bạn thường xuyên thay đổi tâm trạng
Các vấn đề về đường ruột và viêm trong hệ thần kinh có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm.
Làm cách nào để cân bằng sức khỏe đường ruột?
Nên giữ vệ sinh cho ruột. (Ảnh minh họa)
Thêm men vi sinh vào chế độ ăn uống
Probiotic thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong ruột. Bạn có thể dùng những thứ này ở dạng vitamin hoặc tốt nhất là từ các nguồn tự nhiên như sữa chua, kefir, kombucha và kim chi.
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đường
Thay vào đó, hãy lấy chất dinh dưỡng từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật và protein nạc. Một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh.
Ăn chậm
Nhai kỹ và ăn chậm để tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và giúp cơ thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng.
Loại bỏ tình trạng không dung nạp thực phẩm
Nếu một số loại thực phẩm luôn gây ra chuột rút, buồn nôn hoặc trào ngược axit, bạn có thể mắc chứng không dung nạp thực phẩm. Hãy thử một chế độ ăn kiêng để xác định loại thực phẩm gây ảnh hưởng tới bạn, sau đó loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống.
Uống nước
Việc uống đủ nước thực sự giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể. Cần lưu ý, nước uống hỗ trợ tiêu hóa.
Luyện tập thể dục đều đặn
Vận động cơ thể giúp cải thiện các vi khuẩn khỏe mạnh trong cơ thể, giữ cho nhu động ruột của bạn đều đặn và ngăn ngừa bệnh tật đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể.
Ngủ đủ giấc
Cần đặt mục tiêu ngủ 7-8 giờ mỗi đêm. Ngủ đúng cách giúp cân bằng nội tiết tố và ngăn ngừa nhiều tình huống có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tiêu hóa như căng thẳng hoặc ăn quá gần giờ đi ngủ.
Giảm căng thẳng
Một số nghiên cứu cho thấy những người gặp căng thẳng đầu đời có nhiều khả năng phát triển IBS hơn. Tìm cách kiểm soát căng thẳng cũng có thể giúp quản lý đường ruột của bạn.
Tránh hoặc bỏ hút thuốc
Hút thuốc có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn, từ chứng ợ nóng và loét đến bệnh gan và ung thư. Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/bo-phan-co-the-nay-cang-ban-thi-ban-cang-de-mac-ung-thu-nhieu-nguoi-tho-o-toi-khi-qua-muon-c131a596628.html