Dấu hiệu cha mẹ độc hại trong mắt trẻ
Điều đáng buồn là, ngay cả những đứa trẻ có cha mẹ độc hại vẫn cho rằng họ là người bình thường điển hình. Những dạng cha mẹ này thường gây ra rất nhiều đau đớn và vấn đề tâm lý kéo dài cho con cái của họ. Do vậy, việc nhận ra những dấu hiệu về những cha mẹ này là điều cần thiết, từ đó có những hướng giải quyết phù hợp.
Dấu hiệu cha mẹ độc hại
1.Tự cho mình là trung tâm và không có khả năng đồng cảm với người khác. Họ luôn đặt nhu cầu của bản thân lên hàng đầu và không xem xét hay nghĩ đến cảm xúc của người khác.
2.Thiếu tôn trọng. Họ không đối xử tối với con cái ở mức độ cơ bản mà còn thiếu tôn trọng, lịch sự, lòng tốt với tất cả mọi người.
3.Phản ứng cảm xúc. Cha mẹ độc hại thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc. Họ đôi khi phản ứng thái quá, mọi thứ đều không thể lường trước được.
4.Kiểm soát. Họ muốn cho con cái biết cần phải làm gì, khi nào lên làm và làm như thế nào. Cha mẹ độc hại luôn muốn có ưu thế. Cảm giác tội lỗi và tiền bạc là những thứ mà họ thường xuyên lạm dụng, kiểm soát con cái.
5.Giận dữ. Họ khắc nghiệt và hung dữ với con cái dù bất cứ lý do gì.
6.Lúc nào họ cũng là người cảm thấy bi quan về mọi thứ và cảm thấy có lỗi với tất cả mọi người.
7.Thao túng. Họ cố tỏ ra mình là người trông ổn và sử dụng cảm giác tội lỗi, chối bỏ để thao túng mọi thứ.
8.Đỗ lỗi. Họ không chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình, không thừa nhận bản thân là nguyên nhân gây ra rắc rối và đổ lỗi hết cho con cái.
9.Mong cầu. Họ mong đợi con cái mình có thể bỏ qua mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của họ. Một lần nữa, họ không quan tâm con cái mình khó khăn hay nghĩ gì, tất cả những gì họ muốn là đáp ứng nhu cầu của họ.
10.Xấu hổ. Họ cư xử rất kém và chẳng cảm thấy xấu hổ trước những việc làm của mình.
11.Tàn nhẫn. Họ thường làm và nói những điều rất tàn nhẫn với con cái mình. Đôi khi họ chế nhạo, chỉ ra những sai sót, chê bai…và cố tình nói những điều mà con cái cảm thấy dễ bị tổn thương.
12.Xâm phạm quyền riêng tư. Họ tự ý lục lọi không gian cá nhân của con cái, không chấp nhận rằng con của mình đã trưởng thành. Họ muốn biết tất cả mọi thứ về con cái mà không quan tâm đến cảm xúc của con mình như thế nào.
13.Quá phụ thuộc. Cha mẹ có một sự phụ thuộc vào con cái không lành mạnh, như con con cái là một cỗ máy in tiền, hoặc trút hết bực tức mỗi khi không vui.
14.Cạnh tranh. Thay vì cổ vũ con cái hạnh phúc vì những thành công mà con mình đạt được, họ lại cố phớt lờ hoặc nói những câu nói rất khó chịu như là “ăn may” chẳng hạn.
15.Mỗi lần trò chuyện với bố mẹ đều cảm thấy rất tồi tệ. Con cái cảm thấy sợ hãi mỗi khi có cơ hội nói chuyện với cha mẹ. Những suy nghĩ của cha mẹ làm cho con cái cảm thấy căng thẳng, những ký ức đau đớn quay về, năng lượng tiêu cực tăng cao…
Nếu có cha mẹ độc hại, xin hãy nhớ rằng đó không phải là lỗi của con cái. Do vậy, thay vì hận thù cha mẹ mình thì hãy giải phóng bản thân và cố gắng đấu tranh để thay đổi họ từng chút mỗi ngày, hoặc ít nhất luôn ý thức được bản thân đừng bao giờ trở thành một người như cha mẹ mình.
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from 24H.
Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/neu-co-15-dau-hieu-sau-bo-me-trong-mat-tre-rat-dang-so-c216a1097082.html