Dấu ấn của Úc năm 2022

11:50' 04-01-2023
Năm 2022 là một năm có nhiều dấu ấn đối với Australia, trong đó có sự thay đổi về chính sách đối ngoại theo hướng khẳng định Australia là một đối tác chủ động, tích cực tại khu vực và có trách nhiệm trong vấn đề biến đối khí hậu.


    Fire weather is expected to become more intense, frequent and longer, a new IPCC report predicts.

    Credit: AAP

    Cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5/2022 với chiến thắng của Công đảng không chỉ dẫn đến sự ra đời của chính quyền mới tại Australia do Thủ tướng Anthony Albanese lãnh đạo mà còn tạo tiền đề để Australia thực thi chính sách đối ngoại mới.

    Giờ đây, sau 6 tháng có chính quyền mới, hình ảnh Australia trong mắt các đối tác quốc tế, đặc biệt là các quốc gia Thái Bình Dương và Mỹ đã có nhiều sự thay đổi khi nước này đang nỗ lực chứng minh là một đối tác có trách nhiệm trong vấn đề biến đổi khí hậu với một loạt các cam kết mạnh mẽ.

    Đối tác có trách nhiệm trong biến đổi khí hậu

    Trong những năm gần đây, tại Australia, Công đảng là một lực lượng chính trị có nhiều nỗ lực để thúc đẩy các cam kết biến đổi khí hậu. Mặc dù không quyết liệt như Đảng Xanh song Công đảng cũng coi đây là một vấn đề nòng cốt để thu hút sự ủng hộ cử tri nên ngày càng tích cực hơn trong vấn đề này.

    Ngay trong quá trình vận động tranh cử và ngay lập tức sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, Công đảng đã nâng mức cam kết cắt giảm khí thải và 4 tháng sau khi thắng cử, cam kết này cắt giảm tới 43% khí nhà kính và đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 đã chính thức trở thành điều luật tại nước này. Không chỉ vậy Australia cũng tham gia Cam kết metan toàn cầu nhằm đạt được mục tiêu vào năm 2030 cắt giảm 30% khí metan so với mức của năm 2020.

    Vào những ngày cuối năm, Australia tiếp tục thể hiện là một đối tác trách nhiệm của cộng đồng quốc tế khi thúc đẩy đối thoại để các nước đạt được thỏa thuận lịch sử về bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó nổi bật là cam kết của các nước nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học của 30% diện tích đất và nước, nơi đóng vai trò quan trọng trong sự bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn cầu vào năm 2030.

    Đây là một nỗ lực rất lớn khi con số cam kết trước đó chỉ lần lượt là 17% và 10%. Nếu như trong năm 2020, Australia không ký vào cam kết về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thì việc Australia đi đầu trong cuộc vận động các quốc gia ký cam kết về bảo tồn sự đa dạng của sinh học vừa qua cho thấy sự thay đổi và nỗ lực vô cùng lớn của chính quyền của Thủ tướng Albanese.

    Đối tác biết lắng nghe và đồng hành cùng Thái Bình Dương

    Sự thay đổi chính sách trong vấn đề biến đối khí hậu là một trong những nền tảng không chỉ đối với các vấn đề trong nước mà còn tác động mạnh tới quan hệ đối ngoại của Australia, đặc biệt là với các quốc gia láng giềng ở Thái Bình Dương, nơi có nhiều diện tích đang chìm dần dưới nước biển.

    Các cam kết mạnh mẽ của Australia về biến đổi khí hậu trong 6 tháng đầu tiên Thủ tướng Anthony Albanese lên nắm quyền đã cho các quốc gia láng giềng Thái Bình Dương thấy được không chỉ sự quyết tâm cao mà còn tinh thần sẵn sàng hành động nhằm gia tăng các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, vấn đề mà các quốc gia Thái Bình Dương quan tâm nhất hiện nay.

    Thực tế này cho thấy Australia quan tâm tới mối lo lắng của các quốc gia Thái Bình Dương và sẵn sàng cùng với các nước Thái Bình Dương chung tay gánh vác và đối mặt với vấn đề này. Cách tiếp cận mới của Australia đối với vấn đề biến đổi khí hậu và việc sẵn sàng chia sẻ mối quan tâm này với khu vực đang dần thuyết phục được các quốc gia Thái Bình Dương về sự đồng hành của Australia trong vấn đề mà khu vực cho rằng nghiêm trọng nhất mà họ đang phải đối mặt.

    Ngoài việc thay đổi mạnh mẽ trong chính sách biến đổi khí hậu của Australia đối với khu vực trong năm qua thì nước này cũng đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt với khu vực thông qua việc tăng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) thêm 900 triệu AUD, nâng tổng số ODA mà Australia cam kết cung cấp cho các quốc gia ở Thái Bình Dương lên đến 1,4 tỷ AUD trong vòng 4 năm tới.

    Trong đó, Australia tập trung hỗ trợ khu vực ứng phó với Covid-19, hỗ trợ các dự án hạ tầng cơ sở quan trọng như xây dựng cầu và đường xá tại Fiji, sân bay tại Timor Leste và nâng cao năng lực tự đảm bảo an ninh cho khu vực như đào lực lượng an ninh và quốc phòng, trường Quốc phòng Australia - Thái Bình Dương và giám sát trên không cũng như việc triển khai lực lượng cảnh sát tới quần đảo Solmon.

    Không nằm trong khuôn khổ ODA song chính phủ Australia cũng cam kết hỗ trợ 1,3 tỷ USD để công ty viễn thông lớn nhất nước này là Telstra mua lại công ty viễn thông Digicel Pacific cung cấp dịch vụ viễn thông cho khu vực.

    Bên cạnh đó, Australia cũng thắt chặt hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực an ninh với khu vực thông qua việc trong 3 tháng qua đã ký 3 thỏa thuận an ninh với các nước bao gồm nâng cấp thỏa thuận an ninh - quốc phòng với Papua New Guinea, thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Fiji và gần đây nhất là ký thỏa thuận an ninh với Vanuatu.

    Là một đối tác an ninh lâu đời của khu vực, ngoài 3 thỏa thuận mới được ký kết, Australia cũng đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải, các chương trình hợp tác về công nghệ và an ninh mạng, hợp tác về cảnh sát, quốc phòng và cơ sở hạ tầng quốc phòng cũng như hợp tác trong khuôn khổ Tuyên bố Boe về an ninh khu vực.

    Không chỉ đẩy mạnh hợp tác, Australia còn thay đổi cách thức tiếp cận với khu vực. Trong các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Australia tới các quốc gia Thái Bình Dương, từ ngữ mà báo chí được nghe rất nhiều đó là “đối tác” và “lắng nghe”.

    Australia muốn thể hiện là một đối tác ngang bằng với các nước trong khu vực, đồng thời sẵn sàng lắng nghe để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các nước, từ đó xây dựng các chương trình hợp tác hiệu quả, đáp ứng lợi ích của cả Australia và khu vực. Cách tiếp cận này khiến cho các nước trong khu vực cảm thấy được tôn trọng và bình đẳng hơn trong các cuộc thảo luận với Australia và trở thành nền tảng để quan hệ giữa Australia với các quốc gia Thái Bình Dương được củng cố.

    Động lực chính khiến Australia thay đổi cách tiếp cận và đẩy mạnh quan hệ với Thái Bình Dương đó là ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng trong khu vực từ kinh tế tới sự hiện hiện của con người. Đặc biệt khi Trung Quốc bí mật ký thỏa thuận an ninh với quần đảo Solomon vào hồi đầu năm nay khiến dư luận Australia lo ngại có thể trở thành căn cứ để Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự tại quần đảo Solomon, nơi cách Australia chưa đầy 2.000km.

    Không chỉ ký thỏa thuận an ninh với quần đảo Solomon, Trung Quốc cùng lúc vừa thúc đẩy hợp tác với từng quốc gia riêng lẻ, vừa mong muốn ký thỏa thuận hợp tác chung sâu rộng với khu vực song đã bị các nước từ chối.

    Việc Trung Quốc công khai đẩy mạnh các nỗ lực để gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương, nơi trước kia có quan hệ chặt chẽ với Australia khiến cho Australia rất lo lắng. Vì vậy, chỉ 3 ngày sau khi chính quyền mới tại Australia tuyên thệ nhậm chức, Ngoại trưởng nước này Penny Wong đã ngay lập tức tới thăm khu vực với điểm dừng chân đầu tiên là Fiji và ngay sau đó là đến thăm Samoa và Tonga.

    Đến lúc này, sau 6 tháng có chính quyền mới, Ngoại trưởng Autralia đã đến thăm 10 quốc trong khu vực, qua đó quan hệ giữa Australia với khu vực Thái Bình Dương đã bước sang trang mới.

    Chủ động can dự với các đối tác Đông Nam Á

    Nếu như Thái Bình Dương là ưu tiên cấp bách nhất trong chính sách đối ngoại của chính quyền mới tại Australia thì Đông Nam Á lại được coi là một trụ cột trong tổng thể chính sách ngoại giao của nước này. Ngoại trưởng Penny Wong cho biết, không chỉ có sự gần gũi về địa lý, Australia và Đông Nam Á còn có nhiều kết nối về gia đình, kinh doanh, giáo dục và du lịch.

    Đồng thời, Ngoại trưởng Penny Wong cũng nhiều lần nhắc đến quan điểm “tương lai của Australia gắn kết với tương lai của khu vực Đông Nam Á”. Xuất phát từ việc đánh giá cao mối quan hệ với Đông Nam Á nên chính quyền của Thủ tướng Anthony Albanese đã chủ động và nỗ lực hơn trong việc thúc đẩy quan hệ với khu vực này.

    Prime Minister Anthony Albanese has tested positive for COVID-19.

    Thủ tướng Australia Anthony Albanese. Ảnh: News Corp Australia

    Biểu hiện rõ nét nhất của sự chủ động từ phía Australia đó là việc lãnh đạo cấp cao đã liên tục đến thăm khu vực ngay sau khi chính quyền mới được thành lập. Chuyến thăm tới quốc gia láng giềng Indonesia của Thủ tướng Anthony Albanese vào tuần thứ 2 sau khi nhậm chức là chuyến công du song phương nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng nước này.

    Tiếp sau đó, chỉ trong 4 tháng từ tháng 6 đến tháng 10, Ngoại trưởng Penny Wong đã tới thăm 7 trong số 10 quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Campuchia, Brunei, Thái Lan. Trong các chuyến thăm này, Ngoại trưởng Penny Wong đều khẳng định chính sách coi trọng quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN của chính phủ của Thủ tướng Albanese.

    Thứ hai đó là việc Australia thành lập một riêng một Văn phòng Đông Nam Á trong Bộ Ngoại giao nước này để xây dựng cách tiếp cận tổng thể của Australia đối với khu vực. Australia cũng vừa chỉ định ông Nicholas Moore làm Đặc phái viên về Đông Nam Á để chủ trì cuộc tham vấn trong nội bộ Australia cũng như với các quốc gia trong khu vực để xây dựng Chiến lược Kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040.

    Các bước đi này cho thấy Australia đang chủ động gắn kết lâu dài với khu vực. Để giúp khu vực ứng phó trước những vấn đề khẩn cấp, chính quyền của Thủ tướng Anthony Albanese cũng công bố tăng thêm 470 triệu AUD vốn viện trợ phát triển (ODA) cho khu vực trong bốn năm tới.

    Với ASEAN, chính quyền mới tại Australia cũng vẫn tiếp tục đánh giá cao mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với tổ chức này, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Năm 2022 cũng là thời điểm dấu mốc trong quan hệ giữa Australia với ASEAN khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực giữa ASEAN với 5 đối tác, trong đó có Australia có hiệu lực.

    Đồng thời vào tháng 11/2022, Australia cùng với New Zealand và ASEAN cũng đã hoàn tất việc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN với Australia và New Zealand để tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Australia với ASEAN ngày càng chặt chẽ và sâu rộng hơn.

    Việc gắn kết chặt chẽ hơn với Đông Nam Á không chỉ giúp hàng hóa của Australia ngày càng xâm nhập sâu hơn vào thị trường rộng lớn nằm ngay sát cạnh nước này mà còn thắt chặt quan hệ láng giềng, gia tăng ảnh hưởng của Australia đối với khu vực.

    Khu vực và thế giới đang chứng kiến sự thay đổi lớn với cuộc cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt trong nhiều mặt và tại nhiều nơi giữa Mỹ và Trung Quốc. Thành tựu phát triển nhanh chóng trong những năm qua cũng đang khiến cho Trung Quốc không chỉ chú trọng vào việc phát triển đất nước, cải thiện cuộc sống của người dân mà còn mở rộng ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có cả khu vực Thái Bình Dương, nơi có quan hệ chặt chẽ với Australia trong hàng chục năm qua.

    Bối cảnh này đã thôi thúc Australia thay đổi chính sách đối ngoại , theo hướng chủ động hơn và gắn kết chặt chẽ hơn với các nước láng giềng và khu vực để gia tăng ảnh hưởng cũng như tìm kiếm tiếng nói chung trong lúc các bên cùng nhau hướng tới mục tiêu đảm bảo khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

    Sự thay đổi này đã được Australia triển khai trong những năm gần đây và kể từ khi Australia có chính quyền mới, chính sách này được triển khai nhanh chóng và mạnh mẽ hơn khiến cho hình ảnh Australia trong mắt các quốc gia trong khu vực ngày càng trở nên tích cực và tin cậy./.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Bedshed Highpoint Vùng: Maribyrnong. Phone: 9317 3122
Xem thêm

chuyên về các dịch vụ có liên quan đến Trang trí nội thất tại các vùng trong Melbourne.


Article sourced from soha.


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ