Cuộc chiến về ma túy của LHQ "thất bại thảm hại"
Cảnh sát Colombia bắt giữ số lượng lớn cocaine tại thành phố Cali. Ảnh: CN
Theo báo cáo của Hiệp hội Chính sách Ma túy Quốc tế (IDPC), chiến lược toàn cầu 10 năm của LHQ nhằm tiêu diệt thị trường ma túy bất hợp pháp của thế giới là "một sự thất bại thảm hại về chính sách". Báo cáo cho biết, nỗ lực của LHQ nhằm loại bỏ thị trường ma túy bất hợp pháp vào năm 2019 thông qua phương pháp "chiến tranh ma túy" đã "tạo ra một tác động thảm khốc đối với sức khỏe, nhân quyền, an ninh và phát triển, trong khi thậm chí không làm giảm nguồn cung ma túy bất hợp pháp trên toàn cầu".
Theo báo cáo, số người tử vong liên quan đến ma túy đã tăng 145% trong thập kỷ qua, lên đến đỉnh điểm khoảng 450.000 ca tử vong mỗi năm vào năm 2015. Chỉ riêng ở Mỹ, có hơn 71.000 ca tử vong do quá liều trong năm 2017. Năm 2017, Mexico ghi nhận là chết chóc nhiều nhất trong lịch sử do mức độ bạo lực liên quan đến ma túy tăng cao. CNN dẫn báo cáo của Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia Mexico tiết lộ, đã có 31.174 vụ giết người trong năm nay - tăng 27% so với năm 2016.
27.000 người đã thiệt mạng liên quan ma túy
Ngoài việc thúc đẩy bạo lực, chính sách hiện hành đối với tội phạm sử dụng ma túy cũng dẫn đến việc giam giữ hàng loạt. Cứ 5 tù nhân, có 1 người là tội phạm ma túy, trong đó nhiều người phạm tội để sử dụng cho cá nhân. Ít nhất 3.940 người đã bị xử tử vì tội ma túy trong 10 năm qua, và 33 khu vực pháp lý vẫn giữ nguyên hình phạt tử hình đối với những tội danh như vậy.
Báo cáo cũng ghi nhận khoảng 27.000 người đã thiệt mạng trong các vụ giết người ngoài ý muốn liên quan đến các vụ trấn áp ma túy ở Philippines. Báo cáo cũng cảnh báo về hậu quả của các việc hạn chế tiếp cận các loại ma túy có kiểm soát trong y tế, khiến 75% dân số thế giới không được tiếp cận với thuốc giảm đau. Bằng cách phân tích dữ liệu từ các nguồn xã hội của LHQ, chính phủ, học thuật và dân sự, báo cáo "minh họa cho cuộc tàn sát rằng chiến tranh ma túy đã tàn phá trong thập kỷ qua". Báo cáo cho biết, số người từ 15 đến 64 tuổi sử dụng ma túy ít nhất một lần trong năm 2016 ước tính là 275 triệu, tăng 31% kể từ năm 2011. Loại ma túy được sử dụng chủ yếu là cần sa, tiếp theo là thuốc phiện và amphetamine, trong đó lượng tiêu thụ đã tăng 136%.
Cần có cách tiếp cận khác
Ann Fordham, Giám đốc điều hành của IDPC, cho biết: "Báo cáo này là chiếc đinh trong quan tài về cuộc chiến chống ma túy".
"Thực tế là việc các chính phủ và LHQ không đánh giá đúng tác động tai hại của chính sách ma túy trong 10 năm qua là không đáng ngạc nhiên". LHQ chưa bình luận gì về báo cáo của IDPC. IDPC, một mạng lưới của 177 tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế có liên quan đến chính sách ma túy và lạm dụng ma túy, đang thúc giục Ủy ban ma túy của Đại hội đồng LHQ xem xét một cách tiếp cận khác với chiến lược loại bỏ ma túy trong 10 năm tới tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2019 ở Vienna, Áo. "Chính phủ các nước sẽ họp vào tháng 3 tới tại LHQ và có khả năng sẽ thực hiện cùng chính sách ma túy trong thập kỷ tới. Đây là một sự lơ là trách nhiệm và là một công thức làm đổ máu nhiều hơn", ông Fordham cho biết.
Báo cáo thúc giục các nước suy nghĩ lại về chiến lược của LHQ trong thập kỷ tới, cho rằng các nước thành viên nên xác định các mục tiêu và chính sách ma túy có ý nghĩa hơn. "Kể từ khi chính phủ các nước bắt đầu thu thập dữ liệu về ma túy trong những năm 1990, việc trồng trọt, tiêu thụ và buôn bán ma túy bất hợp pháp đã đạt đến mức kỷ lục", Helen Clark, cựu Thủ tướng New Zealand, và là thành viên của Ủy ban Toàn cầu về Chính sách ma túy, cho biết trong bản báo cáo. "Hơn nữa, các chính sách ma túy hiện nay là một trở ngại nghiêm trọng đối với các mục tiêu kinh tế và xã hội khác, và "cuộc chiến ma túy" đã dẫn đến hàng triệu người bị giết, biến mất, hoặc phải di tản", ông Clark nhận định.
Steve Rolles, nhà phân tích chính sách cao cấp tại Tổ chức Chính sách Ma túy Biến đổi, cho biết: "Báo cáo này chỉ ra sự thất bại khủng khiếp của cuộc chiến toàn cầu về ma túy với các con số rõ ràng. Hệ thống kiểm soát ma túy quốc tế hứa hẹn một thế giới không có ma túy nhưng đã gây ra điều ngược lại - và tệ hơn thế, nó đã tạo ra một thị trường kiểm soát tội phạm lớn làm cho ma túy trở nên nguy hiểm hơn, trao quyền cho các nhóm tội phạm có tổ chức, thêm nhiên liệu cho bạo lực và bất an trên toàn cầu, và dẫn đến việc giam giữ số lượng lớn cũng như lạm dụng nhân quyền".
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2372962